/tmp/wazzo.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Hai đứa trẻ Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Hai đứa trẻ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Hai đứa trẻ xoay quanh số phận những con người nơi phố huyện nghèo qua điểm nhìn của nhân vật Liên. Chị em Liên đang sống tại một phố huyện nghèo, hàng ngày được mẹ giao nhiệm vụ trông coi quầy tạp hóa nhỏ. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố bị mất việc, kinh tế gia đình ngày một sa sút, nhà Liên chuyển về nơi này để sống. Liên cũng như bao người dân sống ở đây, ngày ngày họ đều trông ngóng để được ngắm chuyến tàu chạy qua phố huyện. Mẹ con chị Tí bán hàng nước, gánh phở của bác Siêu, sập hát của bác xẩm. Hầu như đều không có lãi, không đủ sinh hoạt hàng ngày nhưng họ vẫn duy trì với mục đích ngắm nhìn chuyến tàu qua khi trời về đêm. Chuyến tàu ấy đi qua mang theo những âm thanh, ánh sáng gợi lên trong nhân vật Liên những ngày ở Hà Nội và những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Không chỉ riêng Liên, mà đối với tất cả mọi người nơi phố huyện tù đọng tăm tối, nhìn chuyến tàu qua cũng là lúc thổi lên trong họ những khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1. Tác giả
– Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)
– Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.
– Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.
– Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.
– Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.
– Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay.
– Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.
– Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.
– Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
– Quan điểm sáng tác: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.
– Tác phẩm chính: Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vườn (1938),Sợi tóc(1942),Ngày mới(1939), Theo dòng(1941), Hà Nội ba sáu phố phường(1943),…
– Phong cách nghệ thuật:
+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.
+ Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.
+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam… Từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.
+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ.
b. Xuất xứ tác phẩm: Tác phẩm in trong tập Nắng trong vườn (1938).
c. Thể loại: Truyện ngắn.
d. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
e. Ý nghĩa nhan đề:
– Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.
– Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.
⇒ Nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.
f. Bố cục: 3 phần
– Phần 1(Từ đầu đến …cười khanh khách): Cảnh phố huyện lúc chiều xuống.
– Phần 2 (Tiếp theo đến …cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): Cảnh phố huyện về đêm.
– Phần 3 (Còn lại): Cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện.
g. Giá trị nội dung: Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
h. Giá trị nghệ thuật
– Cốt truyện đơn giản như không có truyện.
– Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.
– Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.
– Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng.
1. Bức tranh phố huyện
– Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
+ Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người. → Tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác.
→ Điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.
+ Làm nền cho tiếng trống là “bản nhạc dân dã” quen thuộc, buồn bã, rên rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc.
⇒ Không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.
– Thời gian: Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…; bóng tối ngập dần…. giờ khắc ngày tàn; Trời nhá nhem tối, Trời bắt đầu đêm…, Đêm tối.
⇒ Tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết: Thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ. → Nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
– Không gian thu hẹp dần: quang cảnh phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ. → Yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
Bóng tối |
Ánh sáng |
– Tối hết cả: đường phố, ngõ con… – Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bóng tối. → Bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người. |
– Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần) → Lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn. |
⇒ Tương phản: động – tĩnh; ánh sáng – bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi… → Khung cảnh phố huyện ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.
– Những kiếp người tàn:
+ Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ.
+ Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước, thắp một ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng chả kiếm được bao nhiêu…
+ Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
+ Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
+ Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ.
+ Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu.
→ Nhịp sống cứ lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mỏi mòn, buồn chán,… Tuy vậy, họ vẫn hi vọng – cho dù hi vọng đó rất mơ hồ: Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
⇒ Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của Thạch Lam, qua lời văn đều đều, chậm buồn, giàu chất thơ và những chi tiết dường như khách quan.
2. Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng chờ đợi của hai đứa trẻ
– Con tàu mang đến một thế giới khác:
+ Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
+ Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện.
+ Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi.
→ Trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện.
– Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích là có khách mua hàng mà vì:
+ Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
+ Niềm say mê.
+ Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội.
⇒ Đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.
– Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng → nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.
3. Nhân vật Liên
– Là cô bé giàu tình thương:
+ Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác: Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng.
+ Đối với mọi người: Luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác xẩm).
– Là cô bé chu đáo và đảm đang:
+ Là cô bé nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng.
+ Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, chiếc xà tích,… chị là con gái lớn và đảm đang.
– Là cô bé có tâm hồn nhạy cảm: Chất thơ cho truyện.
+ Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn.
+ Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
+ Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát khao ánh sáng.
⇒ Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
4. Hai đứa trẻ – bài ca về quê hương, đất nước
– Bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm: Chiều, chiều rồi…gió mát.
– Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã: tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này.
– Hai đứa trẻ luôn luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên: Qua kẽ lá…