/tmp/wzszq.jpg
Lễ giỗ Tổ nói chung được xem là tín ngưỡng văn hóa được lưu truyền qua các thế hệ. Đây vốn là nghi thức thường niên được tổ chức hằng năm để mọi người ở các ngành nghề khác nhau tôn vinh ông Tổ của họ. Dưới đây là cách cúng Tổ nghiệp ngành tóc, Spa – Thẩm mỹ viện, nail, phun xăm, make up, massage, và các nghề làm đẹp khác. Các chủ tiệm đang phân vân nên trang trí mâm cúng, chọn ngày cúng và văn khấn, hãy cùng myphamthucuc.vn tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Đang xem: Tổ nghề làm đẹp
Tổ nghề hay còn gọi là Tổ Sư là người có công sáng lập, truyền bá và phát triển một ngành nghề nào đó. Thờ Tổ nghề là nét đẹp trong truyền thống lâu đời của người Việt. Nhiều người rất coi trọng việc cúng Tổ nghiệp, vì đây là cách họ tri ân, tưởng nhớ về những người đã tìm ra nghề và truyền lại cho thế hệ sau. Về mặt tâm linh thì đây là hình thức cầu sự may mắn, mua may bán đắt và mong ước được ơn trên phù hộ.
Nội dung bài viết
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều những ngành nghề truyền thống. Mỗi ngành nghề khác nhau lại có ngày giỗ Tổ khác nhau.
Ngày giỗ Tổ ngành Spa là ngày nào?
Ngày cúng Tổ ngành Nail là ngày nào?
Lễ giỗ Tổ ngành tóc tổ chức ngày nào?
Câu hỏi về ngày giỗ tổ luôn là câu hỏi muôn thuở vì không ai biết chính xác ngày các ngành nghề được sáng lập ra là ngày nào. Dưới đây là những ngày cúng giỗ Tổ thường được các chủ tiệm lựa chọn làm ngày vào mỗi năm mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn:
Ngày cúng Tổ nghề tóc: ngày 15-16/3 âm lịch
Ngày giỗ Tổ nghề spa – thẩm mỹ viện: ngày 18/8 hoặc ngày 3/11 âm lịch
Ngày cúng giỗ Tổ nghề nail: ngày 3/10 hoặc ngày 3/11 âm lịch
Ngày giỗ Tổ nghề phun xăm: ngày 22/3 hoặc ngày 16/3 âm lịch
Ngày cúng Tổ nghề make up: ngày 12/8 âm lịch
Mâm lễ vật cúng và cách bạn tổ chức lễ cúng như thế nào là những cách bạn thể hiện lòng thành kính và biết ơn với Ông Tổ – người sáng lập ra nghề và truyền thụ lại cho các thế hệ sau để giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
Trước khi cúng Tổ nghề Spa, Nail, Salon, Tóc, Make up, massage, phun xăm,…chủ tiệm cần chuẩn bị mâm lễ thật tươm tất và bày trí gọn gàng. Tùy theo điều kiện của mỗi người mà chúng ta có thể chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp nhất. Quan trọng là lòng thành tâm mà người thợ làm đẹp dâng lên các vị tiền bối đã sáng tạo và lưu truyền nghề lại. Lễ vật là một trong những phần không thể thiếu được để thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng. Dưới đây là những gợi ý về các lễ vật trên mâm cúng giỗ Tổ:
• Một bình hoa• Nhang rồng phụng 5 tấc• Nến• Gạo và muối• 3 chung trà• 3 chung rượu• Trầu Cau• 3 chung nước• Giấy cúng Tổ• Xôi• Gà luộc• Heo sữa quay• Bánh chưng hoặc bánh tét• Chả lụa
Các lễ vật trên mâm cúng tuy rất nhiều nhưng đều có cách trình bày rất đơn giản. Một số quy tắc bày mâm cúng thường thấy là:
• Xung quanh mâm cúng đặt chén đũa
• Giữa bàn cúng đặt đồ mặn (heo quay, gà luộc, bánh chưng, chả lụa,..)
• Phía trước mâm cúng đặt trái cây, bình nước, 3 chung nước, 3 chung rượu, đèn cầy (nến), lư hương, nhang cúng, giấy cúng, gạo, muối
Theo truyền thống mỗi nghề đều có một vị Tổ nghề là người có công sáng lập và được tôn thờ. Do đó dù bạn có thuộc các ngành nghề khác nhau thì cách cúng giỗ Tổ nghề sẽ tương đối giống nhau, chỉ khác nhau đa phần ở phần sắm lễ nhưng có tâm vẫn là chính. Nếu bạn có thuê hẳn dịch vụ cúng giỗ Tổ thì dù bên cạnh có thầy cúng chủ trì buổi lễ, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một bài cúng để bày tỏ lòng biết ơn với Ông Tổ nghề. Nếu vẫn đang băn khoăn về văn khấn cúng giỗ Tổ, bạn có thể tham khảo bài khấn sau:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………
Ngụ tại…………
Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Xem thêm: 15 Ngày Thay Da Chỉ Với 1 Ly Nước Ép Khoai Tây Làm Đẹp Da Cho Phái Đẹp
Con kính mời ngài Thánh sư nghề……………
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề……………… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Sau khi đã đặt lễ vật cúng đầy đủ trên bàn cúng, cần có người đứng ra thực hiện nghi lễ. Nếu bạn chỉ cúng trong tiệm của bạn thì chủ tiệm sẽ là người đứng ra thực hiện. Nếu lễ cúng được tổ chức với sự góp mặt của rất nhiều tiệm spa, nail, tóc, massage, nối mi,..thì người lớn tuổi hoặc có uy tín, danh tiếng trong nghề sẽ chủ trì buổi lễ. Những bước tiến hành cúng tổ nghề gồm:
Bước 1: Rót rượu và trà ra ly, thắp nến.
Bước 2: Thắp nhang, khấn vái 3 lạy.
Bước 3: Tiến hành đọc bài văn khấn rồi vái lạy lại một lần nữa.
Bước 4: Chờ đến khi nhang gần tàn hết, đem gạo và muối rải ở khu vực xung quanh.
Bước 5: Đốt vàng mã cùng với bài văn khấn.
Trong suốt quá trình cúng cần được thực hiện một cách nghiêm túc và trang trọng, không làm cho có hay cười đùa, cợt nhả trong khi cúng Tổ nghề. Khi bài văn khấn được đọc xong thì những người tham gia có thể thắp hương và cầu mong ước nguyện của riêng mình để thần linh chứng giám và phù hộ.
Xem thêm: Dưỡng Trắng Da Bằng Bột Cám Gạo Đơn Giản Tại Nhà, Cách Làm Trắng Da Mặt Bằng Cám Gạo
Ngoài nghi thức cúng bái, những người tổ chức có thể làm thêm các hoạt động khác như mở cuộc thi nhỏ, trao thưởng, tiệc tri ân…. Điều này giúp mọi người có thêm cơ hội để thể hiện tài năng, mở rộng mối quan hệ, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và làm cho ngày giỗ tổ thêm ý nghĩa và đáng nhớ hơn.