/tmp/iojzz.jpg
Mặc dù bôi kem chống nắng là một bước bắt buộc để bảo vệ da khỏi ung thư, tình trạng viêm và các dấu hiệu lão hóa trước tuổi nhưng một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây hại ngược lại cho da.
Đang xem: Tác hại của kem chống nắng
Kem chống nắng có gây hại gì không?
Nội dung chính của bài viết
Mặc dù kem chống nắng hóa học có thể gây ra nhiều tác hại hơn so với kem chống nắng vật lý nhưng vẫn an toàn hơn so với việc để da tiếp xúc trực tiếp với nắng mà không hề có sự bảo vệ nào.Ánh nắng mặt trời gây ra rất nhiều hậu quả khủng khiếp cho cơ thể như tổn thương DNA, tổn thương ty thể, viêm, ức chế hệ miễn dịch, ung thư.Do đó, cầnbôi kem chống nắng và mặc quần áo bảo vệ là điều bắt buộc bạn cần thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa hè.
Bài viết này sẽ chỉ ra một số thành phần như vậy trong kem chống nắng và làm thế nào để tránh những thành phần này mà vẫn tạo sự bảo vệ toàn diện cho da.
Có hai loại kem chống nắng khác nhau: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Kem chống nắng vật lý thường chứa các thành phần khoáng chất như kẽm oxit (zinc oxide) và titanium dioxide. Những thành phần này sẽ không được hấp thu vào da của bạn. Thay vào đó, chúng chỉ nằm trên bề mặt da, tạo ra một rào cản vật lý ngăn chặn tia UV có hại trong ánh nắng.
Mặt khác, kem chống nắng hóa học chứa các thành phần hóa học như oxybenzone, avobenzone và octinoxate. Các thành phần chống nắng hóa học có thể được hấp thụ vào da và tác động đến nội tiết tố khi sử dụng quá nhiều, ví dụ như khi bạn bôi kem chống nắng cho toàn thân.
Kem chống nắng hóa học cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng và châm chích trên một số loại da. Không chỉ gây hại cho người dùng, những loại kem chống nắng này còn không thân thiện với môi trường, gây hại cho các rặng san hô và các sinh vật biển khác. Vì những lý do này, bạn không nên sử dụng kem chống nắng hóa học cho toàn bộ cơ thể, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác được tiến hành trên chuột thí nghiệm, retinylpalmitate- một dẫn xuất của vitamin A – cũng được chứng minh là có thể gây ung thư da khi tiếp xúc với tia UV.
Xem thêm: Review Nước Hoa Hồng Trị Mụn Tốt Nhất, Nước Hoa Hồng Trị Mụn Ẩn Nên Dùng Loại Nào
Các dẫn xuất khác của vitamin A như retinol, tretinoin, adapalene và tazarotenelại không gây ra vấn đề này. Nhiều người cho rằng những thành phần này sẽ làm cho làn da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nhưng trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng retinol, tretinoin, adapalene và tazarotenecòn bảo vệ da dưới ánh nắng bằng cách ngăn chặn sự biểu hiện của các gen “xấu” mà ánh nắng kích hoạt.
Vẫn còn rất nhiều lựa chọn kem chống nắng có thể làm giảm nguy cơ ung thư da, dấu hiệu lão hóa sớm và các tác động bất lợi khác của tia cực tím.
Bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý có chứa kẽm oxit. Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu từ lâu đã được sử dụng trong phấn phủ và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Đây cũng là chất có trong nhiều loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, các sản phẩm sữa và ngũ cốc nguyên hạt.
Khi bôi lên da, kẽm oxit nằm trên bề mặt da, hình thành nên một lớp rào cản vật lý để ngăn chặn tia UV, có tác dụng bảo vệ da chống lại các tia UVA và UVB phổ rộng. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này nên kem chống nắng có thành phần kẽm oxit thường để lại vệt trắng trên da. Tuy nhiên, cáccông thức kem chống nắng gần đây đã hạn chế được nhược điểm này.
Bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 15 trở lên trên da mặt mỗi buổi sáng như một phần của quy trình chăm sóc da hàng ngày. Khi bạn cần đi ngoài nắng lâu hơn 30 phút, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao hơn. Ngoài ra, bạn cần bôi một lượng kem chống nắng ít nhất bằng ½ muỗng cà phê cho khuôn mặt và khoảng một chén nhỏ cho toàn cơ thể.
Xem thêm: Các Loại Kem Trắng Da Toàn Thân, 10 Kem Dưỡng Trắng Da Toàn Thân Tốt Nhất Hiện Nay
Nếu bạn muốn sử dụng kem chống nắng hóa học thì chỉ nên bôi cho mặt của bạn, không nên bôi toàn thân.