/tmp/aonwi.jpg
Mụn là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, xuất hiện ở hầu hết đối tượng, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khiến bạn tự ti.
Đang xem: Trị mụn bằng thuốc nam có tốt không
Mụn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nóng gan, da không được làm sạch bụi bẩn, tuyến dầu thừa nhiều,..Trong Đông y, có nhiều thảo dược có tác dụng hỗ trỡ điều trị mụn hiệu quả. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các bạn nhé!
Nghệ và rượu là 2 nguyên liệu từ thiên nhiên, việc kết hợp nghệ và rượu cùng nhau giúp tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị mụn, làm đẹp da hiệu quả. Chỉ cần các bạn sử dụng rượu nghệ massage da mặt trong vòng khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với sữa rửa mặt hoặc nước ấm là được.
Rượu nghệ có những tác dụng tuyệt vời cho da như:
Hỗ trợ điều trị mụn trứng cáGiúp mờ sẹo, những đốm thâm nám do mụn gây raHỗ trợ điều trị viêm daGiúp trắng da, liền sẹoTăng cường lưu thông máu, giúp da dẻ hồng hào
Hình ảnh: nghệ vàng
Cách ngâm rượu nghệ để hỗ trợ điều trị mụn:
Sử dụng 2 kg củ nghệ tươi, nên chọn những củ nghệ già vừa là tốt (màu vàng tươi, không quá già và cũng không quá non), 5 lít rượu nếp ngon 45 độ, 1 cái bình bằng thủy tinh, sành hoặc sứ.
Củ nghệ sau khi thu hái hoặc mua về được rửa sạch, không cần cạo vỏ, chỉ cần rửa sạch để cho ráo nước là được. Sau khi ráo nước các bạn có thể cắt lát mỏng hoặc xay nhuyễn. Cho nghệ và rượu vào bình ngâm. Bình nghệ ngâm rượu nên để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đậy kín nắp, sau thời gian 1-2 tuần là các bạn có thể dùng được.
Lưu ý, các bạn nên đậy kín nắp để hũ rượu nghệ không bị chua, lên bọt khi sử dụng đạt hiệu quả không cao.
Mỗi tuần các bạn sử dụng rượu nghệ từ 1-2 lần, dùng cọ hoặc dùng bông thấm rượu nghệ sau đó thoa lên vùng da bị mụn. Dùng tay massage rượu nghệ lên vùng da mụn để những dưỡng chất có trong nghệ được thấm đều. Nằm thư giãn 5-10 phút để những dưỡng chất rượu nghệ thấm vào da mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm và lau khô mặt là được.
Cây Sầu Đâu không độc còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây lá neem, xoan Ấn Độ. Thảo dược có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như sốt rét, tiểu đường, những vấn đề về gan, vảy nến, chàm, mụn trứng cá,..
Cây Sầu Đâu không độc hoàn toàn khác so với Sầu Đâu có độc (cây Xoan ta).
Hình ảnh: cây sầu đâu
Cây Xoan ta có hoa màu tím, toàn bộ cây đều có độc, đặc biệt lá và quả. Còn riêng đối với cây Sầu đâu không độc, lá có màu sẫm, hoa màu trắng xanh, mép lá có răng cưa, khi chín quả cây Sầu Đâu không độc có màu nâu rất giống phân chuột, nên cây Sầu Đâu không độc còn có tên gọi khác là cây Sầu Đâu cứt chuột.
Trái ngược với cây Sầu Đâu có độc, cây Sầu Đâu không độc tất cả các bộ phận của cây đều sử dụng để làm thuốc.
Từ lâu, cây Sầu Đâu không độc đã được trồng phổ biến ở Ấn Độ (khoảng 4000 năm trước đây). Tại Đông Phi, cây Sầu Đâu không độc hay còn có tên gọi khác là “Cây bốn mươi”, tên đặc này để chỉ về tác dụng hỗ trợ điều trị 40 căn bệnh của cây Sầu Đâu không độc.
Xem thêm: Các Cách Tự Chế Sữa Rửa Mặt Hàng Ngày, 7 Cách Tự Làm Sữa Rửa Mặt Tại Nhà
“Dịch chiết cây Sầu Đâu không độc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rộng rãi, chống lại 14 chủng vi khuẩn gây mụn khác nhau”.
Vì vậy, qua nghiên cứu và thực nghiệm cây Sầu Đâu không độc có những tác dụng tuyệt vời như:
Giúp giảm viêmDưỡng daĐiều trị mụnGiảm viêm lỗ chân lôngHạ đường huyếtGiúp làn da mịn màng hơnBảo vệ tế bào gan
Ngoài cách sử dụng trộn gỏi hoặc nấu súp, hiện nay thảo dược cây Sầu Đâu không độc có 2 cách sử dụng chính là sắc nước uống và dùng bột đắp mặt.
Đối với cách đắp mặt bằng bột lá Sầu đâu không độc, các bạn chỉ cần sử dụng 1 thìa bột Sầu đâu không độc, 3 thìa canh nước sạch. Hòa hỗn hợp thành dạng sệch đắp mặt. Đối với những làn da khô hoặc nám các bạn có thể thêm vào 1 muỗng mật ong để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị mụn và dưỡng da được cao hơn.
Khi đắp mặt các bạn có thể massage mặt, đắp mặt trong vòng 20 phút và sau đó rửa với nước sạch, để có một làn da sạch mụn sáng mịn.
Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng từ 8-10 lá Sầu Đâu không độc, hãm trà cùng với 300ml nước sôi, đợi 30-40 phút, sau đó uống nước sau khi ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và tăng cường chức năng gan, hạ đường huyết hiệu quả.
Lá Sầu đâu không độc rất tốt cho làn da và sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng.
Trong dân gian, lá Mật Gấu được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày, giúp giải độc, mát gan, giảm mụn. Nếu kiên trì sử dụng sau thời gian, mụn sẽ giảm đáng kể.
Ngoài ra, các bạn có thể cắt rễ cây Mật Gấu ngâm với rượu, sau đó dùng tăm bông hoặc bông gòn chấm rượu ngâm rễ cây Mật Gấu lên những nốt mụn, có thể để qua đêm. Nếu kiên trì thực hiện chỉ trong vòng vài ngày những nốt mụn sẽ lặn mất, trả lại cho bạn một làn da trắng sáng và mịn màng.
Tương truyền, từ xa xưa các cô gái Thái đã biết cách sử dụng lá cây Mật Gấu sắc nước uống, do đó da của những cô gái Thái trắng mịn và không có mụn.
Hình ảnh: cây mật gấu
Ngoài ra, rượu rễ cây Mật gấu bôi lên da còn giúp hỗ trợ điều trị mụn bọc, mụn đầu đen, mụn viêm, tàng nhang hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá Mật Gấu sắc nước uống còn rất tốt cho gan, giúp giải độc, mát gan, tiêu viêm hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo các bác sĩ Đông y để được biết thêm về tác dụng cũng như cách sử dụng cây Mật Gấu có lợi cho sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ một số phương pháp hỗ trợ điều trị mụn bằng Đông y. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có ích cho các bạn.