/tmp/hrvtb.jpg
Bạn có biết lớp mỏng màu trắng bong ra ở da trẻ sơ sinh chính là màng bảo vệ trẻ trong nước ối…
Da trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm và ẩn chứa nhiều điều thú vị đằng sau đó. Để chăm sóc tốt cho làn da của bé, mẹ nên tìm hiểu kĩ về làn da của bé. Sau đây là một vài sự thật về làn da của trẻ sơ sinh mẹ có thể tham khảo :
Da bé nhiều mụn sữa
Khoảng 30 – 40 % trẻ sơ sinh có dấu hiệu mụn sữa xuất hiện nhiều trên da. Những mụn này thường kahs cưng, màu trắng, nhỏ li ti như nốt tàng nhang, thường nằm rải rác quanh khuôn mặc, vùng má và mũi. Thậm chí, mụn sữa còn có thể lan rộng ra khắp da dầu hoặc cơ thể của bé.
Đang xem: Nhận biết trẻ sơ sinh da trắng
Thực tế, loại mụn này không gây cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Mẹ nên kiên nhẫn, mụn sẽ tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu sau 3 tháng mà mụn không hề biến mất thì bạn nên cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé!
Lớp da trắng mỏng bong ra
Khi ở trong bụng mẹ bé được bao bọc bởi nước ối, đây chính là lý do khiến da bé được phủ một lớp màu trắng bên ngoài để bảo vệ bé. Lớp da này được gọi là vernix khi được tiếp xúc với không khí bên ngoài chúng sẽ tự động bong ra và mất dần.
Trẻ vừa mới chào đời sẽ có lớp da trắng mỏng bong ra dần
Bạn sẽ không cần ngạc nhiên khi lần đầu tiên tắm cho bé sẽ xuất hiện lớp màu trắng đục bị bong ra bởi đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên. Các mẹ không nên cố gắng bóc lớp da mỏng này, cũng không cần thiết phải sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé. Chỉ cần chờ từ 1-2 tuần da bé sẽ dần lột hết lớp vernix bao bên ngoài. Trường hợp bất thường như mẹ thấy da bé có sắc tố vàng thì nên đưa bé tới khám bác sĩ ngay.
Da trẻ mỏng như một tờ giấy
Trẻ sơ sinh có làn da cực kỳ mỏng manh chỉ bằng 1/5 so với làn da của người lớn. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy những mạch máu nhỏ ở dưới da của bé, nhất là khi trẻ giận, khóc, làn da sẽ ửng đỏ. Trong khi nếu trời lạnh, vùng da ở chân và bàn tay của trẻ sẽ có xu hướng xanh tái, lúc này mẹ hãy ủ ấm bé hoặc mặc thêm áo cho bé.
Do làn da mỏng manh và nhạy cảm của trẻ sơ sinh dễ khiến bé bị tổn thương, dị ứng hay nhiễm trùng. Bởi vậy, mẹ cần giữ vệ sinh cho da trẻ sạch sẽ, hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hoá chất lên da trẻ.
Xem thêm: Mua Dấm Táo Làm Đẹp Ở Đâu Tại Tp, Review Có Tốt Không
Bé sơ sinh không cần phải tắm hàng ngày
Sở hữu làn da mỏng manh nên trẻ sơ sinh không cần phải tắm hàng ngày, điều này sẽ dễ làm tổn thương vùng da bé, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tấn công gây viêm nhiễm.
Trong vài tuần đầu bạn chỉ cần làm vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa tay chân, mặt mũi. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn ẩm lau kĩ cách vết gấp ở nách, bẹn, cổ và khuỷ tay cho bé.
Hiện tượng da tiếp da đóng vai trò quan trọng kết nối tình mẹ con ngay từ khi bé vừa chào đời
Da trẻ dễ bị cháy nắng
Như đã nói trên, da trẻ sơ sinh vốn vô cùng nhạy cảm đặc biệt với ánh nắng mặt trời. Mẹ nên hạn chế để bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong những năm tháng đầu đời. Đặc biệt khung giờ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đây là thời điểm thời điểm tia cực tím có cường độ mạnh nhất nên mẹ tuyệt đối hạn chế cho con ra ngoài. Trẻ bị cháy nắng thường xuất hiện các vết tấy đỏ, bỏng rát, chỉ xuất hiện sau khi ở ngoài nắng vài giờ.
Xem thêm: Top 7 Cách Tẩy Giày Da Trắng Bị Ố Vàng Cực Hiệu Quả, Cách Tẩy Vết Ố Vàng Trên Giày Trắng
Da tiếp xúc da
Nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng hiện tượng da tiếp da đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Ngay sau khi sinh bé có thể cảm nhận được hơi ấm của mẹ làm tăng sự kết nối kì diệu giữa hai mẹ con, đồng thời giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hạnh phúc hơn.
Từ khóa được tìm kiếm:màu da thật của bénhận biết trẻ sơ sinh da trắngmàu da thật của trẻ sơ sinhmàu da của trẻ sơ sinh thế nào thì là da trắngtrẻ sơ sinh nước da trắngmàu da của trẻ sơ sinhkhung giờ đi vệ sinh của trẻ sơ sinhkhi nào bé về màu da thậttre so sinh đôi mamàu da trẻ sơ sinh