/tmp/oowsv.jpg
Đang xem: Làm đẹp cùng đông y
Sau 2 tuần “làm đẹp” theo hướng dẫn của vài người bạn thân, chị P.T.P.M. (30 tuổi, nhân viên ngân hàng, ngụ quận 4, TP HCM) phải xin nghỉ phép ở nhà suốt một tuần vì không dám đem khuôn mặt với hai má và vùng trán ửng đỏ, da bong tróc đến ngồi ở quầy tiếp nhận khách hàng.
Đến khám tại Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền TP HCM, chị cho biết: “Da tôi bị vậy là do một liều thuốc Nam, một liều thuốc Bắc mà hai người bạn đã cho tôi để đắp mặt nạ làm đẹp”.
Dùng thuốc Đông y dù là để uống, đắp… và chỉ với mục đích làm đẹp cũng phải hỏi ý kiến thầy thuốc – ảnh: HOÀNG TRIỀU
Xem thêm: 10 Sản Phẩm Kem Dưỡng Da Cho Bé Sơ Sinh, Có Nên Dùng Kem Dưỡng Ẩm Cho Trẻ Sơ Sinh
Khi được hỏi cụ thể “thuốc Nam, thuốc Bắc” là những vị thuốc gì, chị M. cũng không trả lời được, chỉ cười trừ: “Tôi đã dùng hết rồi, nếu còn cũng đã đem đến cho bác sĩ xem. Nhưng thuốc này cũng của một cơ sở khá uy tín chuyên sản xuất thảo mộc, tinh dầu…, chắc tại da tôi không hợp thôi”. Theo lời kể, khoảng 1 tuần đầu da chị M. đẹp lên thấy rõ, nhưng đến tuần thứ hai thì da bắt đầu bị đỏ, khô và bong tróc. Rất may chị chỉ bị dị ứng nhẹ, sau vài thang thuốc giải độc gan và dưỡng ẩm da thì vết dị ứng đã khỏi.
Chị M.T.T. (32 tuổi) thì bị ngất đến hai lần không rõ nguyên nhân, lúc vào viện mới biết là bị hạ huyết áp do uống thuốc – một thang thuốc được kê toa đàng hoàng, nhưng không phải kê… cho chị. Chuyện là, một người bạn gái của chị sử dụng một toa thuốc Đông y để trị dị ứng da. Người bạn đem về 5 gói thuốc, nhưng dùng đến gói thứ 3 thì bệnh hầu như hết nên chỉ ráng dùng xong gói thứ 4. Sau khi điều trị, da người bạn không những khỏi bệnh mà còn hồng hào, sạch mụn, lại ngủ ngon và giảm cân chút ít. Thế là chị T. xin gói thuốc còn dư về sử dụng, với hy vọng đẹp lên và giảm cân. Thế nhưng, trong các vị thuốc được kê cho người bạn có loại có tính chất là hạ huyết áp, phù hợp với tình trạng huyết áp cao của bạn nhưng lại vô cùng tai hại nếu người có huyết áp thấp như chị T. sử dụng.
Thời gian gần đây, xu hướng “về gần với thiên nhiên” được nhiều phụ nữ ưa chuộng khi chăm sóc bản thân, bao gồm cả các sản phẩm làm đẹp bằng cây cỏ, thảo mộc. Nghe đến “thuốc Đông y”, nhiều người nghĩ rằng nó rất “lành”, không tác dụng phụ như thuốc Tây nên dễ dàng sử dụng mà không cân nhắc, tự tìm mua, pha chế thảo dược để sử dụng mà không có ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, theo Lương Y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, thuốc nào cũng là thuốc và cũng có hai mặt: chỉ định và chống chỉ định. Thuốc trị được bệnh hiệu quả như thế nào thì cũng có thể gây tác hại như thế ấy nếu bệnh nhân tự dùng mà không đúng chỉ định hoặc rơi vào tình huống chống chỉ định. Ông từng gặp không ít các trường hợp bị tác dụng phụ nguy hiểm khi lạm dụng thuốc Đông y.
Xem thêm: Kem & Thuốc Trị Mụn Tại Nhật Bản Chính Hãng 100%, Top 6 Kem Trị Mụn Tốt Nhất Ở Nhật Bản
Theo Lương Y Nguyễn Đức Nghĩa, việc làm đẹp bằng thuốc Đông y là hoàn toàn có thể, nhưng tốt nhất chị em nên tìm đến thầy thuốc để được xem mạch, thăm khám, kê toa. Cũng như thuốc Tây, việc sử dụng thuốc Đông y cho bất kỳ mục đích gì đều cần có liệu trình đàng hoàng, phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.