/tmp/gctla.jpg
Các bạn thân mến; da đen hay sạm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nhưng nó gây các ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho…
Đang xem: Chất tẩy trắng da
Các bạn thân mến; da đen hay sạm hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nhưng nó gây các ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho một số người. Do đó ngày càng có nhiều người có mong muốn có làn da trắng trẻo hơn nên cũng có vô vàn các phương pháp làm trắng da khác nhau. Nhìn chung, chúng ta có thể chia làm hai phương pháp chính là phương pháp hóa học và phương pháp vật lý. Phương pháp hóa học là sử dụng các chất như hydroquinone (HQ), axit kojic, axit ascorbic và các dẫn xuất của chúng; phương pháp vật lý như laser, lột da, lột da siêu mỏng. Trong phạm vi hiểu biết của mình, mình chỉ xin trình bày phương pháp hóa học. Mình sẽ chia nó làm hai phần; phần 1 thảo luận về các hợp chất hóa tổng hợp và những rủi ro tiềm tàng khi sử dụng và phần 2 là các hợp chất thiên nhiên.
Vào cuối những năm 1930, một số công nhân trong một nhà máy cao su đã tiếp xúc với monobenzyl ether (một “anh em” họ của hydroquinone – được sử dụng trong sản xuất cao su) đã bị mất sắc tố da. Từ đó, các nghiên cứu về khả năng làm mất sắc tố của nhóm chất này ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên monobezyl ether sớm bộc lộ là một chất độc gây mất sắc tố vĩnh viễn tương tự như bệnh bạch biến và gây ung thư da. Người ta phải tìm kiếm các chất khác an toàn hơn. Năm 1844 Hydroquinone được tìm ra bởi Woehler; lúc bấy giờ nó được xem là “thân thiện” hơn. Trong nhiều năm nó là thành phần chính trong các loại kem làm trắng da cho đến khi ngày càng có nhiều cáo buộc nó gây ung thư, ung thư di truyền, dị dạng do tác dụng phụ và làm thay đổi DNA và ARN (các bằng chứng này là không rõ ràng).
Bệnh bạch biến
Năm 2000 HQ đã bị cấm tại châu Âu (24th Dir. 2000/6/EC) và chỉ được sử dụng trong các loại thuốc bán theo toa do lo ngại tích lũy thuốc lâu dài dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm; Nhật Bản, Úc và Thái Lan cũng là những quốc gia cấm hydroquinone trong mỹ phẩm. Tại Hoa Kỳ thì thoáng hơn, FDA cho phép mỹ phẩm chứa hydroquinone có nồng độ lên tới 2%; các nồng độ cao hơn chỉ gặp ở thuốc và được bán theo toa theo chỉ định của bác sĩ để trị bệnh. Mặc dù vậy nó vẫn rất phổ biến ở châu Á và châu Phi trong kem làm trắng do tác dụng làm trắng không thể phủ nhận của nó.
Hydroqunone là chất gây dị ứng thường gặp tuy nhiên các dị ứng này có thể tự khỏi trong 3-4 ngày khi ngừng sử dụng. Một số triệu chứng như viêm da, đổi màu móng và thâm đen một số chỗ.
Hydroqunone thấm nhanh vào cơ thể và đặc biệt nhanh hơn trong các công thức mỹ phẩm/thuốc do có thêm các chất tăng cường thâm nhập qua da. Hydroqunone phản ứng nhanh với oxy không khí hoặc các chất oxy hóa trên da, chúng bị loại một phần khỏi cơ thể trong 24 giờ và hết hoàn toàn trong 5 ngày.
Tại sao ở một số nước chấp nhận hydroquinone trong thuốc nhưng không được chấp nhận trong mỹ phẩm? Đó là do lo ngại sự tích lũy hydroquinone trong da. Cụ thể, buổi sáng bạn đưa vào da 10 phần hydroquinone thì khi đến tối còn dư lại một chút trên da. Tối bạn dùng thêm lần nữa thì phần tích lũy dư cho ngày hôm sau là “hai chút”. Cứ thế qua nhiều ngày nó gây quá liều và gây bệnh. Còn thuốc lại khác, bác sĩ sẽ cân nhắc thời gian dừng thuốc hoặc đổi thuốc tránh tồn dư hydroquinone trong da.
Vậy nên thuốc là để trị bệnh, nếu không có bệnh đừng cố tình dùng thuốc. Trị xong bệnh này có khi lòi bệnh khác do tác dụng phụ của chúng.
Cảnh báo an toàn tránh tích lũy hóa chất khi dùng
Hydroquinone là chất làm trắng da nhưng đồng thời cũng là một chất bắt nắng. Vì vậy khi sử dụng cần dùng kem chống nắng để có hiệu quả. Một nghiên cứu về kết hợp dùng mỹ phẩm chứa hydroquinone và kem chống nắng cho hiệu quả rõ rệt. Có tới 96,2% bệnh nhân cải thiện được tình trạng nám khi dùng kết hợp 2 phương pháp trên và chỉ 80,7% bệnh nhân cải thiện nám khi chỉ dùng Hydroquinone riêng lẻ.
HQ hoạt động như một tác nhân ức chế enzyme tyrosinase, làm giảm sự chuyển đổi DOPA thành melanin. Các sản phẩm oxy hóa là quinone và các gốc tự do oxy hóa (ROS- reactive oxygen species: các sản phẩm này dẫn đến sự các tổn thương do oxy hóa màng lipit và protein).
Xem thêm: Cách Trị Mụn Thịt Ở Mí Mắt Và Cách Chữa Mụn Thịt, Mụn Thịt Có Tự Hết Được Không
Kem dưỡng trắng thần tốc!!!
1. Hydroquinone ức chế sản sinh melanin nên thuốc chỉ có hiệu quả sau 1-2 tháng sử dụng. Do melanin ở lớp ngoài cần có thời gian để loại bỏ. Các nhà khoa học khuyến nghị nên kết hợp tẩy tế bào chết để loại nhanh chóng lớp da chứa melanin này để hiệu quả nhanh hơn.
2. Hydroquinone không hòa tan melanin nên không có tác dụng làm trắng tức thì. Hiện nay chưa có hợp chất nào có thể “hòa tan” melanin nên bạn cần cẩn thận trước các siêu phẩm 1 lần trắng mịn được quảng cáo trên mạng.
3. HQ gây ức chế enzyme tyrosinase làm enzyme này giảm khả năng tổng hợp melanin qua đó làm trắng da. Vậy nếu ngừng dùng HQ thì enzyme này hết bị ức chế và hoạt động bình thường làm da trở về trạng thái ban đầu. Thực tế cho thấy khi ngừng dùng HQ thì da về trạng thái bình thường sau 2-6 tháng.
HQ không có tác dụng làm trắng da vĩnh viễn vì vậy các sản phẩm quảng cáo HQ làm trắng da vĩnh viễn là không đúng sự thật. Hiện tại không có chất an toàn nào có khả năng làm trắng da vĩnh viễn. Monobenzyl ether là một chất làm trắng da vĩnh viễn do tiêu diệt hoàn toàn các tế bào tạo sắc tố nhưng nó gây ung thư và bị cấm dưới mọi hình thức trên toàn thế giới. Bạn nên cẩn thận với loại mỹ phẩm chui làm trắng vĩnh viễn vì chúng có thể chứa chất này.
Hydroquinone có tính khử khá mạnh ngay điều kiện thường đã bị oxy hóa bởi oxy không khí. Tuy nhiên trong môi trường kiềm thì xảy ra mạnh và dễ thấy hơn. Hydroquinone có màu trắng trong môi trường kiềm chuyển thành p-benzoquinone có màu nâu đến nâu sẫm dễ dàng thấy rõ.
Có 3 trên số 50 loại kem làm trắng tại Thái Lan bị phát hiện có chứa HQ mặc dù chính phủ nước này đã cấm nó trong mỹ phẩm.
Hóa chất: natri hydroxyt hoặc natri bicarbonat (có bán tại các hiệu thuốc với các tên gọi khác như muối nở, natri hydrocarbonat); nước tinh khiết.
Tiến hành: Nước tinh khiết đun nóng trên 70 độ sau đó hòa tan natri bicarbonat vào và khuấy đến tan hết. Sau đó cho 1g kem dưỡng vào, khuấy đều và đợi 2-5 phút. Nếu hỗn hợp chuyển dần sang màu nâu đến nâu sẫm (tùy nồng độ hydroquinone) thì có khả năng là có HQ trong kem dưỡng.
Chú ý: Phương pháp trên chỉ để tham khảo, không thể dùng để cáo buộc sản phẩm đó có chứa HQ. Vì phương pháp chỉ mang tính định tính, có thể có các dẫn xuất của HQ an toàn hơn HQ được sử dụng nhưng cũng có thể xảy ra phản ứng tương tự.
Mình khuyên các bạn nên dùng các hoạt chất làm trắng khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thuốc chứa hydroquinone chỉ dùng để trị bệnh nám nặng. Theo mình nhớ các loại thuốc đều quy định dùng không quá 3%(?) diện tích da mặt nhưng về Việt Nam nhiều bạn đem bôi nó lên hết cả mặt.
Công ty Cổ Phần Felizz