/tmp/yphcf.jpg
Tưởng sớm chứ thực ra bên nước ngoài, trẻ con trên 1 tuổi đi biển đã được bôi kem chống nắng. 16 tuổi họ không những biết skincare còn biết sơ sơ make-up để “biến hình” đi prom khi cần thiết.
Đang xem: Cách làm trắng da ở tuổi 16
Bởi ở cái tuổi dẩm dương đó, tuyến bã nhờn đã bắt đầu hoạt động mạnh trên da. Khiến chúng mình lao đao vì mụn và dầu thừa chứ đâu phải chờ đến trưởng thành.
Vậy nên hỡi các cô gái tuổi teen của Mint ơii! Chúng mình cũng mau update Kiến Thức Skincare Cho Tuổi 16 nhé!!
A. CÁCH NHẬN BIẾT LOẠI DA
1, Bước 1: Sau khi tẩy trang và rửa mặt thật sạch, bạn thấm khô nhẹ nhàng với khăn mặt sạch hoặc khăn giấy để da khô và thông thoáng.
2, Bước 2: Để da chờ ở trạng thái tự nhiên trong vòng 20 đến 30 phút, và nhớ đừng sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào trong khoảng thời gian này.
3, Bước 3: Cảm nhận đặc tính của da bằng cách giấy thấm dầu hoặc nhận biết thông thường với những đặc điểm sau đây:
– DA THƯỜNG: da có độ ẩm mướt nhẹ nhàng, không quá khô căng cũng như không bóng nhờn, da dường như không có sự thay đổi đáng kể so với lúc vừa rửa mặt xong.
– DA KHÔ: Bạn sẽ thấy bề mặt da hơi căng, cảm giác luôn thiếu nước, thậm chí có dấu hiệu bong tróc da ở một vài vùng, bề mặt da thô sần thiếu độ bóng và rất dễ xuất hiện các nếp nhăn.
– DA DẦU: Sau một thời gian bạn sẽ thấy da mình bóng lên và cảm giác nhờn dính khi chạm vào, không chỉ là dầu ở vùng T-zone (trán, mũi, cằm) mà cả 2 bên má cũng tiết ra khá nhiều chất nhờn.
– DA HỖN HỢP: có vùng dầu và vùng bình thường đến khô trên cùng một gương mặt. Nếu bạn thấy vùng chữ T đổ dầu, hai má khô thoáng thì chính xác da bạn là da hỗn hợp rồi đó.+ Hỗn hợp thiên dầu: Phần lớn da mặt bạn đều nhiều dầu, tập trung ở vùng trán, mũi, cằm, 2 bên gò má. Phần da còn lại ở trạng thái bình thường hoặc khô.+ Hỗn hợp thiên khô: Trái ngược với hỗn hợp thiên dầu, da hỗn hợp thiên khô chỉ có một phần nhỏ trên gương mặt có dầu, thường vẫn là vùng chữ T nhưng phạm vi nhỏ hơn. Phần lớn còn lại là khô, nhất là vùng hai bên má, xương quai hàm.
B. THỨ TỰ CÁC BƯỚC CHĂM SÓC DA
1, Tẩy trang: Thường có dạng dầu, nước, gel, sáp, dùng để loại bỏ lớp trang điểm hoặc dầu thừa, bụi bẩn. Nên sử dụng tẩy trang dù bạn có trang điểm hay không.
2, Sữa rửa mặt: Da dầu thường dùng dạng gel, bọt; da khô thường dùng dạng sữa, kem. Là sản phẩm làm sạch cơ bản nên sử dụng sớm khi đến tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
3, Tẩy tế bào chết: Các bạn tuổi teen nên bắt đầu dùng các loại tẩy da chết vật lý dạng gel nhẹ nhàng hoặc scrub mềm để làm bề mặt da mềm mịn, hạn chế nguyên nhân gây mụn.
4, Mặt nạ rửa: Thường là các mặt nạ được rửa sạch sau khi đắp 5-15p. Có nhiều công dụng phụ thuộc vào nhu cầu bản thân như mask làm sáng, hút dầu, tẩy da chết, trị mụn…
5, Nước hoa hồng (toner): Là sản phẩm cân bằng độ pH cho da sau khi rửa mặt, hỗ trợ các sản phẩm khác thẩm thấu tốt hơn đồng thời làm sạch một lần nữa cho da.
6, Mặt nạ giấy: Mặt nạ giấy là bước bổ sung tinh chất dồi dào cho da thường được sử dụng 2-4 lần/tuần, sau khi đắp xong bạn không cần rửa lại.
7, Serum: là bước đặc trị thường tập trung điều trị một hoặc một vài vấn đề chuyên sâu cho da như trị nám, trị thâm, trị mụn, cấp ẩm.
Xem thêm: Nên Mua Mặt Nạ Phòng Độc Nào, Mua Mặt Nạ Phòng Độc Ở Đâu Tốt Nhất Tại Hà Nội
8, Kem mắt: Sản phẩm chăm sóc vùng da nhạy cảm đặc biệt dưới mắt. Thực tế bạn nên sử dụng kem mắt càng sớm càng tốt bởi vùng da này rất dễ lão hoá, xuất hiện nếp nhăn.
9, Kem dưỡng: Bước duy trì độ ẩm, màng bảo vệ cho da.
10, Kem chống nắng: là bước quan trọng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV vào ban ngày. Tia UV không những làm đen da còn làm da lão hoá sớm, suy yếu, dễ lên mụn hơn.
C. PHÂN BIỆT KEM CHỐNG NẮNG
1, KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ
Đây là dạng sản phẩm có khả năng phản xạ lại tia cực tím, từ đó tạo một lớp màng chắn bảo vệ bên ngoài da, khiến những tia UV không thể xuyên qua da được.
– Ưu điểm: rất lành tính cho làn da, không gây kích ứng mà lại giúp bảo vệ làn da bạn khá lâu dưới ánh nắng mặt trời.– Nhược điểm: dễ tạo nên một lớp kem màu trắng xóa trên da.
2, KEM CHỐNG NẮNG HOÁ HỌC
Không như kem chống nắng vật lý là tạo một lớp áo bảo vệ, kem chống nắng hóa học lại hấp thu và thẩm thấu các tia UV. Điều này có nghĩa là các tia UV sẽ được phân hủy cũng như phóng thích trước khi có khả năng gây hại tới làn da của bạn.
– Ưu điểm: thấm rất nhanh vào da, không gây bóng nhờn hay một lớp kem trắng như kem chống nắng vật lý.– Nhược điểm: dễ gây kích ứng cho da hơn và tránh không dùng cho phụ nữ có thai.
3, KEM CHỐNG NẮNG LAI
Là kem chống nắng chứa cả màng lọc vật lý và hoá học, thường mang ưu nhược điểm của cả hai loại trên. Hiện nay mọi người thường sử dụng KCN lai hơn cả.
D. CÁC LOẠI MỤN THƯỜNG GẶP
1, MỤN ẨN
Có thể ví mụn ẩn như một khối bức bí nằm ẩn sâu dưới da, không nhìn thấy đầu mụn, khiến da hơi gồ ghề và không được mịn màng và tất nhiên là da không thể đào thải mụn ra ngoài. Mụn này thường dưới da lâu hơn các mụn khác và chân nó khá sâu vì thế nếu tự nặn hoặc không nặn hết sẽ khiến tình trạng mụn nặng thêm dẫn đến sung viêm thành mụn u, mụn mủ. Mụn ẩn càng lâu thì sẹo rỗ sau này sẽ càng dễ hình thành bấy nhiêu.
2, MỤN ĐẦU ĐEN
Nguyên nhân gây mụn giống như mụn đầu trắng, nhưng do nằm ở các lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bên ngoài nên bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều nhất ở mũi. Mụn đầu đen cũng có thể chuyển thành mụn viêm nặng nếu không được xử lý đúng cách.
3, MỤN ĐẦU TRẮNG
Mụn đầu trắng hình thành do da có quá nhiều dầu, kết hợp với các tế bào chết gây tắc nghẽn chân lông gây ra mụn. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, cứng, có màu trắng. Mụn có thể nổi trên da mặt nhưng không sưng, không đỏ.
4, MỤN ĐỎ
Mụn đỏ là loại mụn sưng tấy đỏ và đau, khó thấy được nhân mụn nên khó lấy nhân mụn ra ngoài. Mụn đỏ có khả năng dẫn đến mụn bọc, mụn nang rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vệ sinh da mặt không đúng, dùng mỹ phẩm kém chất lượng và thói quen cạy nặn mụn là những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mụn đỏ.
Xem thêm: Review Sữa Rửa Mặt Keracnyl Review Sữa Rửa Mặt Ducray Giá Rẻ
5, MỤN BỌC, MỤN NANG
Mụn bọc là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ và mụn mủ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức nhiều, dễ để lại sẹo sau khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.