/tmp/gmlol.jpg
Nếu bạn cho rằng làm hồ hồ thủy sinh là kỹ thuật vô cùng khó khăn và phức tạp thì đó có thể là khi bạn chưa đọc qua cách tự làm hồ thủy sinh đơn giản được Hồ Cá Nghệ Thuật chia sẻ dưới đây. Trước khi các bạn bắt tay vào làm hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để khỏi phải mất thời gian chờ đợi và dễ dàng giúp không gian trở nên mềm mại và đẹp hơn, khắc phục được điểm yếu về ánh sáng, tạo cảm giác thư giãn.
Đang xem: Cách làm hồ thủy sinh đẹp
cách tự làm hồ thủy sinh đơn giản
Cách tự làm hồ thủy sinh đơn giản sẽ bao gồm 10 bước sau:
Bước 1: Chọn bể kính và chân đế
Bể thủy sinh sẽ nặng hơn bể nuôi cá bình thường, do có nhiều yếu tố như: phân, nền, cát và các phụ kiện đi kèm theo như đèn, quạt… Vì vậy, cần quan tâm đến thông số đáy hồ kính phải từ 10 ly trở lên, kính các mặt bên cũng phải từ 8 ly trở lên.
Bước 2: Đặt bể kính lên chân tủ
Hồ kính và chân tủ phải khớp kích thước, vừa mỹ quan lại vừa an toàn.
Bước 3: Trải phân nền
Tiến hành trải phân bón rồi đến cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi trồng cây, cũng là nơi chứa những dưỡng chất nuôi sống cây, là chỗ ở của vi sinh… Nền cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rể và không gây đục nước. Nếu mới tập chơi thì nên sử dụng phân nền công nghiệp.
Bước 4: Setup bố cục thủy sinh
Xếp đá vào đầu tiên, có tác dụng giúp cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Sau khi xếp đá thì xếp lũa vào.
Bước 5: Trồng cây thủy sinh
Tiến hành cắm các cây nhỏ trước. Dùng nhíp chuyên dụng để trồng và tuỳ vào loại cây mà sẽ trồng ở các vị trí cho phù hợp:
+ Các loại cây thấp và phát triển chậm thì trồng phía trước hồ, mặt tiền.
+ Các loại cây rậm rạp để trồng các gốc hồ: rau dừa, đình lịch, rau cần trôi.
+ Các loại rong mái chèo và rau mác thích hợp trồng che phía sau hồ và các cạnh hồ.
Xem thêm: Kem Chống Nắng Cho Nam Innisfree Forest No Sebum Sunblock Spf50++ For Men
Bước 6: Cho nước vào hồ thuỷ sinh
Sau khi trồng các loại cây nhỏ thì tiến hành cho nước vào bể thật nhẹ, để tránh dòng chảy làm hư lớp phân nền, dẫn đến bị xì phân lên. Tiếp tục cắm các cây có kích thước lớn hơn.
Bước 7: Lắp đặt hệ thống lọc bể thuỷ sinh
Lắp đặt máy làm mát, để nhiệt độ dạo động từ 25 -27oC và để CO2 3-5 giọt/giây. Các loại lọc dùng cho bể thuỷ sinh:
– Lọc thác: công suất nhỏ và yếu nên thích hợp cho bể thuỷ sinh nhỏ.
– Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, thường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước đầu vào và ra là nằm trong bể.
– Lọc tràn: làm bằng kính, được đặt cố định tại 1 chỗ trên bể, lọc nước bề mặt nên xử lý ván vi sinh tốt nhất, những chiếm thể tích trong bể nên chỉ thích hợp với bể lớn trên 200 lít.
Lưu ý những bộ lọc bể cá cảnh thông thường không thích hợp sử dụng cho bể thuỷ sinh
Bước 8: Gắn đèn
Cố định khung đỡ bằng nhôm hoặc inox để treo đèn, bắt chặt các vít lại. Treo đèn lên cách mặt nước khoảng 30cm.
Dùng đèn huỳnh quang, và đèn phải có bước sóng thích hợp cho cây thủy sinh, đèn phải có bước sóng từ 6500k-10000k, để thay thế cho sánh sáng mặt trời, có thể chọn đèn day-light với công suất từ 0,5 – 1W/lít nước.
– Đặt chế độ đèn 8-12h/ngày
Bước 9: Thả cá vào hồ thuỷ sinh
Hồ thuỷ sinh mới set up thì không nên thả cá vào ngay, sau khi trồng cây được khoảng 10 ngày thì hệ vi sinh trong bể đã ổn định, lúc này ta có thể thả các loài cá không ăn cây thuỷ sinh, không cắn rỉa nhau, có thể chọn các loại cá thích hợp nuôi trong hồ thuỷ sinh.
Xem thêm: Mặt Nạ Hàn Điện Tử Wh4001, Chất Lượng Vượt Trội, Mặt Nạ Hàn Điện Tử Wh4001
Bước 10: Thay nước
Mỗi tuần thay nước 1/3 – 1/4 bể để giúp nguồn nước luôn trong sạch.
Vậy là chỉ với 10 bước cực kỳ đơn giản là bạn đã có thể sở hữu cho mình một sản phẩm phong thủy vừa để trang trí nội thất, tăng thêm phần cuốn hút nhưng cũng vừa có tác dụng thư giản vô cùng hiệu quả. Nếu bạn muốn biết thêm những thông tin khác về cách tự làm hồ thủy sinh đơn giản, vui lòng liên hệ với Cửa Hàng Hồ Cá Nghệ Thuật để được hướng dẫn tận tình hơn! Hy vọng rằng các bạn sẽ xây dựng được cho mình một tác phẩm thật đẹp!