/tmp/dbcyr.jpg
Dầu mè là loại dầu thực vật làm từ hạt mè (vừng) thành phần giàu axit amin, vitamin tác dụng chống lão hóa, dưỡng ẩm cho da, kháng viêm, tốt cho lông và tóc. Nào cùng myphamthucuc.vn tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Dầu mè (dầu vừng) là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (hạt vừng).
Đang xem: Cách làm đẹp từ dầu mè
Trong hạt mè có 40-55% dầu, nhiều khi lên đến 60%; tro 5% đồng 1,7mg, canxi oxalate 1%; chất không có nitơ gồm các chất sesamin, sesamolin, sesamol, pedaliin planteose, sesamose; pentosen, lexitin, phytin, cholin và có 7,6% nước, protein 20,1%; dầu béo 46,4%; gluxit 17,6%; canxi 1200 mg; sắt, các vitamin B1, vitamin B2, và vitamin PP, E. Dầu vừng chứa khoảng 12-16%; axit béo no (7,7 axit pammitic; 4,6% axit stearic; 0,4% axit arachidie); 75-80% axit béo chứa no (trong đó có 48% axit oleic; 30% axit linoic; 0,04% axit lignoxeric). Phần không có xà phòng hoá 0,9% – 1,7% và 1% lecithin.
Dầu vừng trắng và đen rất giàu các axit amin, đặc biệt vừng đen có tỷ lệ cao hơn vừng trắng, các axit amin cao nhất như arginin 9,5%; lexin 8,9%; phenylatamin 6,3%; isoleucin 4,9%; tyroxin 4,8%; valin 4,5%; threonin 3,6%; methionin 3,5%; lysin 3,2%,…
Để thực hiện việc chăm sóc da, bạn có thể trộn 1/6 chén giấm (dấm) táo với 1/2 chén dầu mè và 1/4 chén nước ấm. Bạn có thể dùng hỗn hợp này như một dung dịch nhằm nuôi và tái tạo da vào ban đêm. Giảm lượng giấm táo nếu như da bạn mỏng, dễ kích ứng. Nhiều người đã ca ngợi đây là thứ dầu dưỡng da thiên nhiên tuyệt vời nhất khi họ nhận được kết quả là làn da sạch, sáng, căng bóng, khỏe mạnh sau 1 tháng sử dụng.
Mè đen của Nhật loại nào tốt?
Trong dầu có chứa vitamin E, chất chống oxy hóa, bốn loại axit béo cùng chất làm mềm, ẩm và giúp ngăn ngừa tình trạng da khô, nhăn nheo và già trước tuổi.
Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè. Dầu mè có thể được sử dụng để mát xa bên ngoài. Hãy nhỏ dầu mè trực tiếp vào da và mát xa trong vòng 4-5 phút. Mát xa thường xuyên với dầu mè sẽ giúp duy trì một làn da tươi trẻ hơn. Dầu mè cũng làm se khít lỗ chân lông ở da. Dầu mè rất giàu tính kháng viêm, điều đó giúp làm giảm nhiễm trùng da.
Mùa hè oi ả với cái nắng gay gắt khiến cho làn da chúng ta dễ bị cháy nắng, tổn thương nếu không có phương pháp bảo vệ da hiệu quả. Phương án chống nắng đầu tiên được nhiều người nghĩ đến hẳn là “kem chống nắng” – tiện lợi và dễ sử dụng. Và dầu mè nguyên chất là một loại “kem chống nắng” tự nhiên hiệu quả. Dầu mè có thể ngăn khoảng 30% tia nắng mặt trời. Thoa dầu mè lên vùng da phơi nắng mỗi 1-2 giờ để có hiệu quả chống nắng tối ưu.
Những cách dưỡng da bằng dầu dừa chuẩn nhất 2021
Loại dầu này giúp ngăn ngừa ngứa da đầu cũng như làm giảm gàu. Bạn có thể trộn dầu mè với dầu dừa và thoa lên da đầu. Sử dụng hỗn hợp này thường xuyên sẽ giúp giảm gàu. Dầu mè đem lại hiệu quả cho chứng rụng tóc cũng như làm giảm tình trạng tóc quá mỏng. Hãy mát xa tóc của bạn mỗi tuần với dầu mè và cảm nhận hiệu quả.
Có nhiều bạn gặp phải tình trạng lông mi thưa, hay rụng do lạm dụng việc uốn mi cong và chải mascara quá dày. Thường thì quá trình sinh trưởng của lông mi thường kéo dài từ 4-8 tuần, nhưng nếu biết cách chăm sóc với dầu mè thì quá trình đó sẽ rút ngắn lại. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn rửa sạch lông mi, sau đó dùng tăm bông chấm dầu mè bôi lên, sáng hôm sau rửa sạch bằng nước ấm. Làm như vậy trong 2-3 tuần, lông mi sẽ mọc nhanh và đen nhánh như mong muốn.
Xem thêm: Kem Chống Nắng Innisfree Triple Shield Spf50, Kem Chống Nắng Innisfree Intensive Triple
Dầu mè cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao răng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh dầu mè có thể cắt giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu. Mỗi ngày bạn chỉ cần đổ dầu mè hay dầu dừa ra 1 cái muỗng lớn, súc miệng với nó. Chỉ dùng 1 thời gian ngắn thôi bạn sẽ bất ngờ vì công dụng hiệu quả của nó.
Da là lớp bảo vệ bên ngoài của cơ thể nên luôn phải tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các độc tố từ môi trường mỗi ngày. Có một số độc tố tan trong dầu, và bạn có thể loại bỏ chúng với sự giúp đỡ của dầu mè. Trong trường hợp này, bạn hãy làm ấm dầu mè, bôi lên da và để nó khoảng 15 phút. Tắm lại bằng nước ấm (không dùng thêm sữa tắm) để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Mặc dù dầu mè khá đặc và dính, nhưng nó có thể dễ dàng hấp thụ vào da. Bạn có thể pha loãng với một số tinh dầu tốt cho da, tùy thuộc vào tình trạng da của mình. Tuy nhiên, an toàn và dễ dàng nhất là trộn dầu mè với các loại dầu thực vật. Khi được sử dụng cho liệu pháp xoa bóp, dầu mè giúp sửa chữa các tế bào da bị hư hỏng và cải thiện lưu thông máu. Bạn nên thực hiện 1-2 lần một tuần để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Dầu mè có thể giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn vì nó có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm. Nó có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu như eczema và bệnh vẩy nến… Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Dầu mè cũng có trị nám da rất hiệu quả. Bạn có thể đắp mặt nạ trực tiếp từ dầu mè.
Nguyên liệu: 2 thìa dầu mè
Thực hiện: Trước khi đi ngủ, bạn hãy rửa mặt sạch, lau khô sau đó thoa đều chút dầu mè lên da, massage nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút, để các dưỡng chất từ dầu mè lưu lại trên da, sáng ngày hôm sau rửa sạch mặt với nước ấm. Chị em có thể thực hiện công thức này 2-3 lần/tuần.
Xem thêm: Kem Chống Nắng Klavuu – Secret Tone Up Sunscreen 50Ml
Dầu mè nguyên chất thì thơm ngon và giữ được nhiều thành phần dinh dưỡng hơn nhưng dầu mè tinh chế thì đảm bảo an toàn sức khỏe hơn.
từ khóa
dầu mè có tác dụng gìcách sử dụng dầu mè đen làm đẹpcách sử dụng dầu mè trong nấu ăndầu mè dùng như thế nào