/tmp/syjqs.jpg
Sai lầm khi đắp mặt nạ trái cây rất dễ mắc phải nếu không tìm hiểu kỹ. Những sai lầm này không chỉ khiến hiệu quả làm đẹp không cao mà đôi khi còn làm tổn thương tới làn da và gây tác dụng phụ. Vì thế trước khi đắp mặt nạ cần tìm hiểu công dụng và cách đắp của từng loại để tránh mắc phải những sai lầm sau đây.
Nội dung bài viết
Nhiều người cho rằng da khô nên đắp những loại hoa quả chứa nhiều nước như lê, dưa leo, củ đậu để bổ sung nước cho da. Thế nhưng chính những loại quả này lại làm mất đi rất nhiều chất dưỡng ẩm tự nhiên của da và làm da căng hơn, khô hơn. Trong dưa leo còn có chất keo nhựa nên người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng.
Đang xem: Cách đắp mặt nạ trái cây đúng cách
Những thông tin như làm đẹp với cam, chăm sóc da bằng vỏ dưa hấu, dưa chuột, khoai tây…, bạn có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng. Tuy nhiên, lại không có một chuyên gia nào giải thích việc kết hợp các thành phần dựa trên cơ sở nào, tỷ lệ bao nhiêu là vừa, tại sao lại trộn lẫn các thành phần này với nhau, kết hợp lại có tác dụng dưỡng da, mềm da hay dưỡng da sáng, trắng da.
Nhiều người cho rằng bất cứ loại hoa quả nào cũng có những vitamin quý, nên đều có thể đắp lên mặt để dưỡng da. Nhưng sự thật là mỗi loại da sẽ có những lựa chọn riêng. Và đây là sai lầm khi đắp mặt nạ trái cây mà nhiều chị em mắc phải.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành – Viện Da liễu Quốc gia, hầu hết các loại quả từ thiên nhiên đều lành tính và ít gây phản ứng. Tuy nhiên, cũng không ngoại trừ các trường hợp dị ứng do cơ địa không thích nghi.
Và những người có làn da nhờn có thể sử dụng các loại quả nhiều axit như cam để đắp hay rửa mặt vào mùa hè nhưng lại không nên dùng vào mùa đông.
Xem thêm: Giá Sữa Rửa Mặt Xmen Đang Hot Nhất Hiện Nay, Sữa Rửa Mặt X
Hơn nữa, nhiều người thường nghĩ rằng các loại hoa quả đều chứa nhiều nước nên cứ đắp lên mặt nước đó sẽ làm mềm da và đưa các vitamin và dinh dưỡng vào da. Về cảm quan thì đúng là như vậy, nhưng trên thực tế nếu bạn không rửa mặt thật sạch và tẩy da chết khi đắp mặt nạ trái cây thì hiệu quả sẽ rất thấp, thậm chí gây nhiễm trùng da.
Một sai lầm khi đắp mặt nạ trái cây phải kể đến nữa là nhiều chị em lạm dụng việc đắp mặt nạ, ngày nào cũng đắp, thậm chí 1 ngày đắp nhiều lần là hoàn toàn sai và phản khoa học khiến da trở nên nhạy cảm, dễ dị ứng và khiến lớp biểu bì non trên da mất đi khả năng đề kháng. Tần suất đắp mặt nạ theo tiêu chuẩn chỉ từ 2 – 3 lần/tuần và đắp trong thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau khi đắp xong, nên rửa lại mặt bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất có thể thấm sâu vào da.
Khi đắp mặt nạ tự nhiên từ trái cây tươi, nhiều chị em quá tiết kiệm chỉ thái lát trái cây mỏng và đắp quá thưa trên bề mặt da. Việc làm này khiến da được chăm sóc không đều đồng thời khiến các dưỡng chất bị khô đi quá nhanh trong khi chưa kịp thấm vào da.
Khi đắp mặt nạ dày hơn sẽ giúp nhiệt độ da tăng lên thúc đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu, thành phần dinh dưỡng cũng thẩm thấu và khuếch tán tốt hơn vào da. Nhiệt độ trên bề mặt da tăng khiến các lỗ chân lông nở to ra để đẩy các chất cặn bã ra ngoài giúp da giảm mụn. Vitamin và protein trên bề mặt da sẽ “ngấm” sâu vào lớp biểu bì da giúp da trơn mịn, căng bóng.
Rửa mặt sẽ giúp loại bỏ những chất bẩn bám trên bề mặt da, tránh để chúng ngấm sâu vào da cùng với những dưỡng chất trái cây. Tuy nhiên bạn chỉ nên tẩy da chết tối đa hai lần một tuần. Sau khi đắp mặt nạ, bạn cũng nên rửa sạch mặt, tránh để axít trong thành phần dưỡng chất của hoa quả còn lưu lại trên da.
Trong việc chăm sóc da, làm sạch là một bước vô cùng quan trọng, đặc biệt là trước khi bạn đắp mặt nạ. Trường hợp đắp mặt nạ khi da còn nhiều bụi bẩn sẽ ảnh hưởng tới khả năng thẩm thấu dưỡng chất đồng thời tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Trước khi đắp mặt nạ, nên xông hơi hoặc rửa mặt sạch bằng nước ấm để giúp lỗ chân lông giãn nở và hấp thụ dưỡng chất từ mặt nạ một cách hữu hiệu.
Xem thêm: Kem Queen Perfect Trị Mụn Queen Perfect, Kem Trị Mụn Queen Perfect
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.