/tmp/levyl.jpg
Trầu không là loại lá quen thuộc và cũng có công dụng làm đẹp. Vậy mặt nạ trầu không có ảnh hưởng gì tới da mặt là câu hỏi của nhiều người. Là phụ nữ ai cũng mong muốn được sở hữu một khuôn mặt đẹp, một vóc dáng chuẩn và làn da trắng sứ tươi tắn. Với những chị em có điều kiện về kinh tế, thường tìm đến những hãng mỹ phẩm uy tín, đắt tiền để chăm chút sắc đẹp. Còn với những người không có điều kiện sẽ tìm đến thiên nhiên. Một trong những loại đó phải kể đến trầu không. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem mặt nạ trầu không có ảnh hưởng gì tới da mặt.
Đang xem: Mặt nạ lá trầu không
* Mặt nạ trầu không có tác dụng gì?
Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Ngoài ra, lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay…
Lá trầu không có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm,canxi rất có tác dụng kìm chế và đẩy lùi các melamin. Bên cạnh đó, 1 số thành phần trong lá trầu không còn có công dụng trị nám tàn nhang và khử trùng khá tốt. Cách này đã được áp dụng và đã làm mờ vết tàn nhang cho rất nhiều bạn gái. Không chỉ xóa tàn nhang mà lá trầu không còn chứa nhiều thành phần vitamin và các khoáng chất bổ sung dưỡng chất cho làn da đẹp.
Tuy nhiên thực tế nó còn có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Lá trầu còn có nhiều công dụng đa dạng như: làm hương liệu, kháng khuẩn, chống nấm, chữa một số bệnh phụ khoa, cải thiện tiêu hóa, giảm stress,… Trong đó, trị nám là một trong những công dụng thường thấy nhất của lá trầu không. Trị nám bằng lá trầu không còn được xem là phương pháp trị nám truyền thống và hiệu quả hàng đầu trong đông y.
* Một số loại mặt nạ trị nám từ lá trầu không
+ Phương pháp 1: Rửa sạch lá trầu không rồi đun sôi trong vòng 30 phút, để nguội rồi lấy nước lá trầu không để massage vùng da bị nám trong vòng 5-8 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần đầu, từ tuần thứ 3 trở đi duy trì 1 lần/tuần.
+ Phương pháp 2: Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Bỏ lá trầu vào nồi cùng nước lọc sâm sấp rồi đun sôi trong 30 phút. Bỏ lá trầu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Đổ lá trầu không đã xay nhuyễn cùng nước đun lá trầu trước đó vào nồi, đun cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt. Khi hỗn hợp nguội hẳn thì đổ hũ thủy tinh, bỏ tủ lạnh dùng dần (chỉ dùng hỗn hợp này trong một tuần, khi hết lại làm mẻ khác).
Trong 2 tuần đầu, hàng ngày bạn lấy chút hỗn hợp sền sệt đắp lên mặt trong 5-8 phút là rửa mặt, không để quá lâu. Đắp 7 ngày/tuần trong 2 tuần đầu. Từ tuần thứ 3 trở đi, mỗi tuần chỉ đắp 1 lần, tuyệt đối không đắp nhiều hơn bởi nếu lạm dụng, da mặt có nguy cơ bị bỏng lá trầu không.
Chú ý: Chỉ nên đắp mặt nạ trầu không trong 5-10 phút rồi rửa sạch. Không đắp mặt nạ lá trầu không quá 10 phút, nếu không, da sẽ bị mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ trầu không trong 5 phút. Sau khi đắp mặt nạ lá trầu không, bạn hãy ngay lập tức rửa sạch mặt bằng nước mát rồi thoa kem dưỡng ẩm. Vì phương pháp làm trắng vùng da tối màu nào cũng sẽ làm da mỏng đi một phần nên mẹo trị nám bằng lá trầu không này cũng không ngoại lệ. Điều cần chú ý nhất trong thời gian trị nám là hãy giữ gìn da thật kỹ mỗi khi ra nắng. Khi nám đã hết, có thể dừng phương pháp này nhưng vẫn cần duy trì thói quen dưỡng da và thoa kem chống nắng mỗi ngày.
Xem thêm: Set Mặt Nạ Đất Sét Whoo – Sét Whoo Yeol:White Clay Mask(Màu Hồng)
* Một số công dụng khác từ lá trầu không
+ Đau khớp: Chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là chavicol, lá trầu không có tác dụng chống viêm tuyệt vời. Bôi tại chỗ nước lá trầu không giúp giảm đau do viêm khớp và các vấn đề khác có liên quan.
+ Hơi thở hôi: Trầu không có nhiều tác dụng với sức khỏe răng miệng. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhai lá trầu không làm tăng tiết nước bọt, nước bọt có tác dụng làm giảm sự phát triển của vi khuẩn ở miệng bằng cách khôi phục lại độ pH.
+ Chứng rối loạn cương dương ở nam giới: Lá trầu không được coi là bài thuốc hiệu quả trị rối loạn cương dương ở nam giới vì nó làm giãn mạch máu và cũng có tác dụng chống trầm cảm. Bạn có thể nhai một hoặc hai lá trầu không sau bữa ăn để điều trị chứng này.
+ Đau họng: Tính chất kháng khuẩn và chống viêm của lá trầu không khiến nó có tác dụng điều trị cảm lạnh và những rối loạn có liên quan. Theo y học cổ tuyền Ấn Độ, việc sử dụng thường xuyên lá trầu không nghiền lẫn với mật ong giúp bảo vệ họng khỏi bị nhiễm trùng.
+ Trị vết thương: Lá trầu không chứa nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó làm giảm stress oxy hóa và do vậy làm liền viết thương nhanh hơn. Bôi nước lá trầu không lên vết thương sau đó phủ lên bằng nhiều lá trầu và quấn lại. Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại trong vài ngày.
+ Giảm cân: Lá trầu không giúp tăng cường trao đổi chất, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa và loại bỏ nước và độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Lượng chất xơ phong phú cũng giúp giảm táo bón. Lá trầu không được tin là giúp giảm mỡ cơ thể. Tất cả những tác dụng này giúp bạn giảm cân lành mạnh.
Xem thêm: Mua Sữa Rửa Mặt 365 Hàn Quốc, Sữa Rửa Mặt Herb Day 365 Cleansing Foam
+ Khó tiêu: Lá trầu không có tác dụng bảo vệ dạ dày, chống đầy hơi, chống xì hơi vv…Nhai lá trầu không cũng giúp sản xuất nhiều nước bọt hơn. Nó cũng giúp hấp thu tốt hơn khoáng chất và dưỡng chất. Loại nước này có thể dùng với nước lọc để trị chứng khó tiêu thường xuyên. Có thể thoa nước lá trầu không lên bụng để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.