Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Myphamthucuc.vn

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong sách giáo khoa Địa lí 9. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

– Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội .

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội .

– Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Tổng hợp lý thuyết Địa 9 Bài 17 ngắn gọn

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Khái quát chung:

   + Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2002).

   + Dân số trên 12 triệu người (14,4% dân số cả nước năm 2002).

– Các tỉnh, thành phố:

   + 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

   + 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

– Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế).

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế – xã hội).

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Soạn Địa 9 Bài 17 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 2)

Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

a. Thuận lợi

– Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:

   + Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

   + Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.

→ Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh → cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

– Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn. → phát triển công nghiệp khai khoáng.

– Sông ngòi: Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào. → phát triển thủy điện

– Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa. → Thuận lợi trồng cây công nghiệp.

– Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

– Giữa ĐB và TB có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

Soạn Địa 9 Bài 17 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 3)

b. Khó khăn

– Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

– Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

– Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét…do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

* Đặc điểm:

– Số dân: Khoảng 12 triệu người, chiếm 14% DS cả nước. ( Năm 2016).

– Thành phần: là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều DT ít người:

   + Tây bắc: Thái, Mường, Dao, Mông…..

   + Đông bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông…

   + Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

– Trình độ phát triển kinh tế:

   + Đồng bào các DT có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn vơi địa hình đồi núi.

   + Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc

   + Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

Xem thêm:  Mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 lớp 10 hay nhất | Myphamthucuc.vn

Soạn Địa 9 Bài 17 ngắn nhất: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (ảnh 4)

Hướng dẫn Soạn Địa 9 Bài 17 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 17 trang 61: Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

Trả lời:

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta.

– Tiếp giáp:

+ Phía Bắc: Trung Quốc.

+ Phía Tây: Lào

+ Phía Đông: Vịnh Bắc Bộ

+ Phía Đông Nam: Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam: Bắc Trung Bộ

– Ý nghĩa:

+ Là đầu ngõ để giao lưu kinh tế- xã hội với các nước láng giềng.

+ Tiếp giáp với Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là 2 vùng

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 17 trang 62: Dựa vào hình 17.1, xác định vị trí các mỏ: Than, sắt, thiếc, apatit và các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: Sông Đà, sông Gâm, sông Chảy.

Trả lời:

Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên.

Sắt: Thái Nguyên

Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.

Apatit: Lào Cai

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 17 trang 63: Căn cứ vào bảng 17.1, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

Trả lời

Đông Bắc

Tây Bắc

Điều kiện tự nhiên

+ Địa hình thấp hơn, chủ yếu núi thấp và trung bình.
+ Địa hình hướng vòng cung (5 cánh cung). 
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh.

+ Địa hình núi cao hiểm trở và đồ sộ nhất cả nước (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan Xi pang cao 3143m). 
+ Địa hình hướng Tây Bắc– Đông Nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

Thế mạnh kinh tế

+ Khai thác khoáng sản (khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước). 
+ Phát triển nhiệt điện chạy bằng than (Uông Bí, Na Dương..). 
+ Trồng rừng; phát triển đa dạng cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, dược liệu ôn đới và cận nhiệt.
+ Du lịch sinh thái và du lịch biển.
+ Đánh bắt nuôi trồng thủy sản (vùng biển Quảng Ninh).

+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La) 
+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm
+ Chăn nuô

Câu hỏi Địa Lí 9 Bài 17 trang 64: Dựa vào bảng số liệu trong bảng 17.2, hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

Trả lời:

Dân cư:

+ Đông Bắc tập trung dân cư đông đúc hơn Tây Bắc, mật độ dân số gấp hơn 2 lần Tây Bắc (năm 1999 mật độ dân số Đông Bắc là 163 người/km2 và Tây Bắc là 63 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của Tây Bắc cao so với TB cả nước (2,2% > 1,4%) và lớn hơn Đông Bắc (2,2% > 1,3%).

– Xã hội:

+ Tỉ lệ hộ nghèo cả hai vùng đều còn lớn so với cả nước (17,1%).

+ Thu nhập bình quân đầu người/ tháng vẫn còn rất thấp (210 nghìn đồng/tháng)

+ Đông Bắc có tỉ lệ người lớn biết chữ và tuổi thọ trung bình cao hơn Tây Bắc.

+ Tỉ lệ dân thành thì cũng lớn hơn (17,3% > 12,9%).

Như vậy Đông Bắc có đời sống dân cư – xã hội phát triển hơn so với Tây Bắc.

Soạn Bài 1 trang 65 ngắn nhất: Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

– Địa hình, đất: Vùng có địa hinh đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lung bằng phẳng, kết hợp với đất feralit màu mỡ.

– Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng.

⇔ Thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt; trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn; đồng thời xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.

– Tài nguyên khoáng sản: Vùng tập trung khoáng sản đa dạng và giàu có nhất cả nước (than, sắt, đồng, thiếc, apatit, kẽm, crom…), đặc biệt là than đá (Quảng Ninh). Thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng,…

– Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

– Tài nguyên nước:

+ Có nhiều hệ thống sông lớn, chảy qua địa hình dốc nên tiềm năng thủy điện lớn (lớn thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên).

+ Các nguồn nước nóng, nước khoáng…

– Tài nguyên biển: Các bãi biển, thủy hải sản biển….thuận lợi phat triển kinh tế biển.

Soạn Bài 2 trang 65 ngắn nhất: Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế – xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ vì Trung du có điều kiện phát triển kinh tế thận lợi hơn vùng núi:

– Trung du có địa hình thấp và bằng phẳng trở hơn miền núi nên giao thông đi lại dễ dàng hơn.

– Khu vực trung du nằm liền kề với đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tạo nhiều cơ hội giao lưu trao đổi hàng hóa, tiếp thu nhiều công nghệ thành tựu mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của miền.

– Trung du có vị trí bản lề, cầu nối giữa vùng kinh tế năng động đồng bằng sông Hồng với khu vực miền núi có nguồn tài nguyên giàu có, trung chuyển hàng hóa, nguyên liệu.

Soạn Bài 3 trang 65 ngắn nhất: Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Trả lời:

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vì:

– Khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.

– Hiện nay khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.

– Các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp (khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…). Đây là những hoạt động kinh tế có tác động trực tiếp đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 9 Bài 17 hay nhất

Câu 1. Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trả lời

a) Đông Bắc

– Địa hình: núi (rung hmlt vít núi thấp, Các dãy núi hình cánh cung (Sồng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều),

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gíó múa, có múa đông lạnh nhát nước.

– Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxit, apaxit, ptrit, dá xây dựng + Phát triến nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,..,).

+ Trổng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt,

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba bể,..,

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch hiển – đảo (vịnh Hạ Long,…), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

– Địa hình; núi cao ở dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hưởng tây bắc – đông nam.

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh h<ín Đổng Bấc.

– Thế mạnh kính tế:

+ Phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trổng cây công nghiệp lâu năm

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

Câu 2. Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế- xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ?

Trả lời

– Vì trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, là vùng có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao.

+ Có nguồn nước tương đôì dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đỗ tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

+ Nguồn đất ở tương đốì lớn, giao thông dễ dàng hơn, khí hậu không khắc nghiệt,… là điều kiện thuận lợi cho dân cư sinh sống.

– Miền núi Bắc Bộ có nhiều khố khản cho sản xuất và đời sống:

+ Địa hình núi cao hiểm trở.

+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

+ Thị trường kém phát triển.

Câu 3. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp.

Trả lời

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng thuận lợi cho phát triển công nghiệp:

– Giàu khoáng sản năng lượng (nhất là than) thuận lợi cho công nghiệp năng lượng.

– Khoáng sản kim loại đa dạng (sắt, đồng, chì, kẽm,…) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim.

– Ngoài ra có các khoáng sản khác (apatit, đá vôi, đất hiếm,…) để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

– Vùng có nguồn thủy năng lớn cho phát triển thủy điện.

– Vùng có thuận lợi cho sản xuất nông phẩm cung cấp nguyên Liệu cho công nghiệp chế biến.

– Có tài nguyên rừng để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản.

– Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Trắc nghiệm Địa 9 Bài 17 tuyển chọn

Câu 1: Tỉnh nào sau đây của vùng giáp với cả Lào và Trung Quốc?  

A. Lai Châu.      

B. Sơn La.         

C. Hà Giang

D. Lào Cai

Câu 2: Tỉnh nào sau đây của vùng giáp biển

A. Thái Bình.    

B. Quảng Ninh.

C. Lạng Sơn

D. Nam Định

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:

A. 11 tỉnh

B. 15 tỉnh

C. 13 tỉnh

D. 14 tỉnh

Câu 4: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:

A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.

B. chịu tác động rất lớn của biển.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.

D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.

C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.

D. giáp cả Trung Quốc và Lào.

Câu 6: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Tây Bắc cao hơn                          

B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn

C. Đông Bắc trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh             

D. Đông Bắc ven biển.

Câu 7: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?

A. Bắc Kạn.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Câu 8: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Gió mùa, địa hình.

B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa.

D. Vị trí ven biển và đất.

Câu 9: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng

B. Sắt

C. Đá vôi

D. Than đá

Câu 10: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:

A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,…

B. Thái, Mường, Dao, Mông,…

C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…

D. Ê – đê, Dao, Giáy, Lự,…

Đáp án

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

B

A

C

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

A

D

B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong SGK Địa lí 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập