5 Loại Vitamin K Làm Đẹp Cho Da, 5 Lợi Ích Của Vitamin K Với Làn Da

Vitamin K đảm đương các chức năng liên quan đến quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong xương. Vậy vitamin K có tác dụng gì trong điều trị mụn và sức khỏe hay không?

Vitamin K là gì?

Thuộc nhóm vitamin tan trong dầu, vitamin K cũng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Bởi lẽ, vitamin K đảm đương các chức năng liên quan đến quá trình đông máu, chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong xương.

Đang xem: Vitamin k làm đẹp

Có thể nói, nếu thiếu vitamin K cũng sẽ dẫn đến các bệnh lý tương đối nguy hại như chứng máu khó đông, hay các bệnh liên quan đến xương.

Vitamin K là tên gọi chung của nhóm vitamin K, bao gồm có hai loại vitamin K1 và K2. Nếu vitamin K1 phổ biến, có nhiều trong thực vật như cà chua, bắp cải, các loại cá, thịt, cá,… thì vitamin K2 lại hiếm gặp hơn, chỉ có trong một vài thực phẩm từ động vật hay lên men như phô mai, trứng,…

Và theo nghiên cứu thì vitamin K1 cũng là loại được các chuyên gia đánh giá cao hơn về mức độ an toàn cũng như mang đến nhiều hiệu quả hơn, hoạt động tích cực hơn vitamin K2. Chính vì vậy, các sản phẩm bổ sung vitamin K trên thị trường hiện nay đều ưa chuộng vitamin K1.

Ngoài ra, trong thực tế còn có loại vitamin K3- đây là kết quả của sự tổng hợp vitamin K1 và K2. loại vitamin này không được ứng dụng đối với người bởi lo ngại về tính an toàn. Do vậy, vitamin K3 chỉ được sử dụng cho gia cầm, thức ăn cho vật nuôi chó, mèo, lợn.

*

Vitamin K là gì?

Lợi ích của vitamin K với cơ thể

Thực tế, so với các loại vitamin khác như C, E, A thì vitamin K ít được chú ý cũng như ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa vitamin K kém hiệu quả cũng như không mang đến lợi ích cho cơ thể. Thực tế, mỗi loại vitamin đều sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau và mang đến những lợi ích khác nhau cho cơ thể.

Vậy lợi ích của vitamin K với cơ thể là gì?

Chống loãng xương, yếu xương: Do vitamin K có thể điều chỉnh nồng độ canxi trong xương cũng như kết hợp cùng canxi để giúp xương thêm chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương hay yếu xương. Đặc biệt đối với trẻ em thì việc bổ sung vitamin K cũng rất quan trọng. Điều này giúp hệ xương của trẻ phát triển tốt hơn, giúp trẻ cao lớn và chắc khỏe hơn.Chống hội chứng máu khó đông: vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, do vậy nếu thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn ngay đến hiện tượng máu khó đông và đây cũng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Do vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích nên bổ sung vitamin K đầy đủ để chống chứng máu khó đông.Chống xơ hóa động mạch: Một lợi ích vô cùng quan trọng của vitamin K đó là ngăn ngừa việc tích tụ canxi và photpho tại các mạch máu. Thực tế, các động mạch được ví như nhưng “máy bơm” khi hoạt động sẽ giúp bơm máu đi khắp cơ thể bởi khả năng co bóp của lớp cơ trên bên trong mạch máu. Khi canxi hay photpho lắng đọng trong mạch máu sẽ dẫn đến hiện tượng tạo nên các cục xơ cứng, khiến động mạch không còn khả năng linh hoạt, co thắt, “bơm máu”. Và khi các cơ quan, cụ thể như tim mạch không được dẫn máu về đầy đủ rất dễ bị những cơn đau tim, thậm chí là đột quỵ nguy hại đến tính mạng.

Do đó, vitamin K chính là nhân tố có thể chống xơ cứng động mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Xem thêm:  Làm Răng Đều Không Cần Niềng Theo 6 Cách Làm Răng Đẹp Tại Nhà Không Cần Niềng

Ngăn ngừa bệnh về thận: Khả năng điều chỉnh nồng độ canxi không chỉ giúp ích cho xương mà còn giúp ngăn ngừa căn bệnh sỏi thận. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn chay, hoặc thường xuyên ran rau xanh có lá khả năng bị sỏi thận thấp hơn những ai thường xuyên ăn thịt, cá,…Chữa lành da thương tổn: Vitamin K được ứng dụng trong y khoa với công dụng chữa lành vết thương nhanh chóng. Do vậy, sau các cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ luôn kê các loại thuốc có vitamin K để thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh hơn. Cũng chính khả năng chữa lành những thương tổn này, vitamin K còn được ứng dụng trong việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch, lộ mao mạch, vết bầm tím, vết sẹo, vết rạn và phỏng da.Hỗ trợ điều trị mụn: Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể. Thêm vào đó còn giúp lưu thông mạch máu thêm thuận lợi hơn. Tình trạng ổ mụn sưng tấy đỏ cũng dần thuyên giảm.

*

Lợi ích của vitamin K với cơ thể

Vitamin K có tác dụng như thế nào trong điều trị mụn?

Thực tế, vitamin K thường được nhắc đến với vai trò liên quan đến sức khỏe nhiều hơn về việc chăm sóc da. Tuy nhiên, vitamin K cũng là một loại vitamin mà làn da cần. Vậy vitamin K có tác dụng gì trong điều trị mụn hay không?

Tăng độ đàn hồi cho da: Vitamin K tham gia vào quá trình hình thành nên protein của tế bào dưới da. Nhờ vậy mà lượng tế bào mới ngày càng được sinh sôi nhiều hơn. Nhờ vậy mạng lưới nâng đỡ, liên kết dưới da cũng ngày càng chặt chẽ và gắn kết hơn. Điều này giúp tăng độ đàn hồi cho da, hạn chế da nhão hay chảy xệ. Thêm vào đó, vitamin K còn có khả năng điều chỉnh nồng độ canxi, ngăn ngừa tình trạng dư thừa canxi trong tế bào elastin. Nhờ vậy, sợi dây liên kết của da cũng “dẻo dai” và tạo ra độ đàn hồi cho da tốt hơn.Chống nếp nhăn, lão hóa: Chính nhờ tác động thúc đẩy việc tổng hợp protein cho tế bào mà vitamin K còn giúp chống lão hóa và nếp nhăn. Hệ thống collagen, elastin được tăng cường sẽ giúp làn da được nâng đỡ. Chưa kể, vitamin K cũng như một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tác động của các gốc tự do gây thương tổn nên tế bào da.Chữa lành thương tổn phục hồi da: Collagen, elastin được tăng cường nhờ vitamin K giúp chữa lành nhanh các thương tổn, giúp da phục hồi và hạn chế sẹo rỗ xảy ra sau mụn.Giảm thâm mụn: Vitamin K có tác dụng giúp mạch máu lưu thông, thúc đẩy tế bào dưới da tăng sinh, tăng tái tạo. Do vậy, không chỉ giúp giảm thâm mụn, vitamin K còn cải thiện được tình trạng mụn sưng đỏ, giãn tĩnh mạch, quầng thâm mắt.

*

Tác dụng vitamin K trong điều trị mụn

Kiểm soát dầu thừa: Vitamin K có tác dụng trong việc kiểm soát và điều tiết insulin. Trong khi đó, Insulin lại là nhân tố có thể khiến nội tiết tố bên trong cơ thể bị mất cân bằng, dẫn đến sự rối loạn. Và từ đó, tuyến bã nhờn cũng vô tình bị kích hoạt hoạt động mạnh mẽ hơn. Dầu thừa cũng vì thế xuất hiện nhiều, mà dầu thừa là một trong những nhân tố gây nên mụn.

Xem thêm: Mua Than Hoạt Tính Làm Đẹp Mua Ở Đâu Tốt Nhất? Mua Than Lọc Nước Hoạt Tính Ở Đâu

Bởi dầu thừa vừa gây nên hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, vừa tạo thành lớp bóng nhờn trên bề mặt da. Lớp bóng nhờn tạo thành một mạng lưới treo néo bụi bẩn và vi khuẩn trên da. Chính từ đây làn da tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn hơn, mụn cũng sẽ bắt đầu hình thành.

Tuy nhiên, nguy hiểm hơn, dầu thừa còn là nguồn cơn nuôi dưỡng vi khuẩn P. acnes. Vì vi khuẩn này “ăn” chất béo trong dầu thừa, bã nhờn và ngày càng sinh sôi, nhân bản hơn. Khi số lượng vi khuẩn tăng cao, chúng sẽ tạo ra các chất tác động đến các tế bào da xung quanh. Hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng gây nên tình trạng viêm khi nhân được tín hiệu vi khuẩn ra. Và vì vậy càng ổ mụn xuất hiện viêm nhiễm và ngày càng phát triển hơn khi dầu thừa tăng.

Xem thêm:  Cận Cảnh Phẫu Thuật Làm Đẹp Vùng Kín Và Những Phương Pháp Thẩm Mỹ Vùng Kín

Có thể nói, vitamin K gián tiếp trị mụn thông qua việc giúp điều tiết và hạn chế dầu thừa sản sinh.

Cách bổ sung vitamin K trị mụn

Theo những chia sẻ trên, vitamin K không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp ích trong việc điều trị mụn thêm hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích bổ sung đủ loại vitamin, bao gồm cả vitamin K.

Vậy nên bổ sung vitamin K như thế đúng cách?

Bổ sung vitamin K bằng thực phẩm

Theo nghiên cứu, vitamin K có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các loại trái cây, rau lá như rau bina, bắp cải, cải xoăn, súp lơ,… Tuy nhiên, đây lại là những nguồn bổ sung vitamin K1. Thêm vào đó, bạn cần bổ sung thêm vitamin K2 từ nguồn động vật, chất béo tự nhiên để đảm bảo đủ nhóm vitamin K, làm tròn nhiệm vụ, chức năng với cơ thể.Lưu ý rằng khi xây dựng chế độ ăn uống để bổ sung vitamin K bạn cần cân nhắc đến việc hiện tại có đang bổ sung từ nguồn khác hay không. Nếu bạn đang bổ sung từ thực phẩm chức năng hay các sản phẩm thoa bên ngoài da cũng cần điều chỉnh sao cho phù hợp. Bởi thực tế, vitamin K nhiều trong cơ thể cũng có thể gây tác dụng phụ cho người dùng.Thêm vào đó, khi chế biến các loại thực phẩm bổ sung vitamin K bạn cũng cần phải chú ý đến cung cách chế biến, không nên dùng nhiệt độ quá cao, không nên lạm dụng việc chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng, quá mặn hay quá ngọt.Vì tất cả những yếu tố này đều có thể gây khiến vitamin K biến chất, từ có lợi trở thành có hại. Chưa kể còn có thể khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mất kiểm soát khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

*

Cách bổ sung vitamin K trị mụn

Bổ sung bằng thực phẩm chức năng

Chế độ ăn uống chỉ bổ sung vitamin K ở một lượng tương đối thấp. Do vậy, để đảm bảo ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin K, nhiều sản phẩm bổ sung vitamin K ra đời. Ưu điểm của sản phẩm này chính là bổ sung hàm lượng vitamin K tương đối lớn, bao gồm cả vitamin K1 và K2.Thêm vào đó, hầu hết các sản phẩm bổ sung vitamin K đều ở dạng viên nén, viên nang. Do vậy rất dễ uống, dễ sử dụng, lại mang đến hiệu quả tương đối nhanh.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hàm lượng vitamin K tương đối cao nên nếu không kiểm soát về mặt liều lượng hay thời gian sử dụng rất dễ dẫn đến tác dụng phụ. Chính vì vậy, trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K bạn nên thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.Mặt khác, nên tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ về liều lượng ra sao, cắt liều như thế nào và trong thời gian bao lâu.Chưa kể nếu bạn đang điều trị bệnh lý, hoặc có tiền sử điều trị bệnh lý trước đó hãy thông báo với bác sĩ để được chỉ định có nên dùng hay không.Đặc biệt, nếu có tiền sử dị ứng, bạn cũng cần thông báo với bác sĩ để hạn chế tình trạng có khả năng dị ứng với vitamin K hoặc các hoạt chất khác có trong sản phẩm.Trong thời gian dùng sản phẩm bổ sung vitamin K, bạn nên chú ý cân chỉnh chế độ ăn uống nhằm hạn chế việc bị tích tụ vitamin K quá nhiều trong cơ thể.Bạn không nên tự ý sử dụng các sản phẩm nhằm bổ sung vitamin K tại nhà, vì khả năng gây nên các tác dụng phụ là điều khó tránh khỏi.Trong thời gian dùng thuốc, cần tránh sử dụng các chất kích thích vì có thể gây nên tương tác thuốc.

Gợi ý một số sản phẩm bổ sung vitamin K:

Blackmores Viên Uống Bổ Sung Vitamin K2Viên uống bổ sung Vitamin K2 Nature Made K2 100mcgViên uống đẹp da, hỗ trợ đông máu và chắc xương Vitamin K

*

Một số sản phẩm bổ sung vitamin K

Bổ sung bằng mặt nạ tự nhiên

Đối với việc điều trị mụn bạn có thể bổ sung vitamin K tại chỗ trên bề mặt da tại vị trí các ổ mụn. Và cách làm đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm nhất đó là mặt nạ tự nhiên.

Gợi ý 3 công thức mặt nạ bổ sung vitamin K:

Xem thêm:  Cách Làm Đẹp Da Sau Sinh Bằng Sữa Mẹ, 1001 Bí Quyết Làm Đẹp Da Từ Sữa Mẹ

1. Công thức 1: Lòng đỏ trứng + mật ong

Bạn chuẩn bị một lòng đỏ trứng gà và 1 muỗng cà phê mật ong.Trộn đều hỗn hợp và đắp lên vùng da mụn đã vệ sinh sạch sẽ.Sau 20 phút thì rửa lại với nước sạch.Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin K và A, và nhiều dưỡng chất khác. Đi kèm cùng mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa các ổ mụn sẽ nhanh chóng giảm sưng viêm và phục hồi nhanh sau mụn.

2. Công thức 2: Rau diếp cá

Trong rau diếp cá có rất nhiều vitamin K, A, C, E và nhiều khoáng chất, dưỡng chất khác.Không chỉ giúp dưỡng ẩm mà rau diếp cá còn có thể kiểm soát dầu thừa, chống viêm và diệt khuẩn, làm dịu các nốt mụn, giảm sưng đỏ. Các ổ viêm cũng sẽ dần được tiêu giảm.Bạn cần chuẩn bị 300 gram rau diếp cá rửa sạch, đem xay nhuyễn, ép lấy nước cốt và đắp lên vùng da mụn.Bạn cũng có thể ép nước rau diếp cá cũng bổ sung vitamin K mà còn giúp thanh lọc độc tố cho cơ thể và làn da.

3. Công thức 3: Dầu olive + chanh

Dầu olive cũng là một trong những nguồn bổ sung vitamin K, kết hợp cùng nước cốt chanh là nhân tố còn giúp loại bỏ tế bào da chết hiệu quả, cũng như chống viêm và diệt khuẩn.Bạn cần chuẩn bị 1 muỗng dầu olive hòa cùng 1-2 muỗng nước cốt chanh, đắp lên vùng da mụn trong 15 phút.Dầu olive còn có tác dụng dưỡng ẩm tốt, tuy nhiên nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

*

3 công thức mặt nạ bổ sung vitamin K

Bổ sung bằng sản phẩm có sẵn

Ngoài mặt nạ tự nhiên, bạn còn có thể bổ sung vitamin K từ các sản phẩm có sẵn trên thị trường như mặt nạ, kem dưỡng.

Gợi ý một số sản phẩm chăm sóc da bổ sung vitamin K:

Kem phục hồi da tổn thương Cosmedical Vitamin K Crème: Thành phần gồm vitamin K, Phytonadione, Glycerin, Carbomer, Lecithin, Benzyl Alcohol, Sodium Hydroxide, … Kem dưỡng giúp chữa lành các thương tổn tế bào, đồng thời hỗ trợ làm mờ các mao mạch bị giãn, vết thâm mụn.Dr Spiller Anti Couperose Cream: Ngoài vitamin K, kem dưỡng còn bổ sung nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh cũng như dưỡng ẩm như glycerin, vitamin C, E. Do vậy, kem dưỡng này vừa giúp da nhanh phục hồi hơn sau mụn cũng như chống lại tình trạng da suy yếu, đứt gãy hay lão hóa da.K- Vita Cream: Đây là loại kem chứa hàm lượng lớn vitamin K và các dưỡng chất khác. kem K-Vita Cream chủ yếu tập trung vào công tác làm giảm sưng, giảm đỏ các nốt mụn viêm. Và thêm vào đó, còn giúp làm lành thương tổn do mụn gây ra, thúc đẩy tăng sinh collagen hạn chế sẹo rỗ sau mụn.

Khi chọn các sản phẩm chăm sóc da chứa vitamin K bạn nên lưu ý đến các thành phần đi kèm để tránh không phù hợp vì gây kích ứng da. Đặc biệt, kết cấu của sản phẩm nên mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu, khi thoa không gây bết dính trên bề mặt da, không làm bít tắc lỗ chân lông.

*

Một số sản phẩm chăm sóc da bổ sung vitamin K

Tác dụng phụ của vitamin K

Khi dùng vitamin K quá liều cũng rất khó tránh khỏi các tác dụng phụ xảy ra. Bởi lẽ, bất kể hoạt chất nào cũng đều có hai mặt lợi và hại. Khi sử dụng đúng cách, hợp lý, hoạt chất đó sẽ có lợi cho bạn, nhưng khi lạm dụng quá nhiều hoạt chất đó sẽ gây hại.

Một số phản ứng phụ ít gặp sau khi sử dụng vitamin K bao gồm:

Chán ănGiảm vận độngKhó thởSưng gan, phùKích ứng, cứng cơTái xanh, vàng mắt hoặc da.

Xem thêm: Kem Dưỡng Vitamin C Của Nhật Tốt Nhất ! (Cập Nhật 2021), Serum Vitamin C Melano Cc Rohto Nhật Bản

Ngoài ra, một số phản ứng phụ hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như:

Khó nuốt, thở nhanh hoặc thở không đềuĐầu óc quay cuồng hoặc ngất xỉu, khó thởPhát ban da, nổi mẩn đỏ và/hoặc ngứaĐau thắt ngực, khó thở và/hoặc thở khò khè

*

Tác dụng phụ của vitamin K

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên trong thời gian sử dụng vitamin K thì hãy nhanh chóng liên hệ đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Làm đẹp