Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 có đáp án (Phần 2) hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 18 có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu hỏi – Đáp án Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

A/ Chu kì tế bào

Câu 1: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là :

A. Quá trình phân bào

B. Chu kỳ tế bào

C. Phát triển tế bào

D. Phân chia tế bào

Lời giải:

Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là chu kỳ tế bào.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định  bằng:

A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân  liên tiếp

B. Thời gian kì trung gian

C. Thời gian của quá trình  nguyên phân

D. Thời gian của  các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân

Lời giải:

Thời gian của một chu kỳ  tế bào được xác định bằng khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là

A. Chu kì tế bào

B. Phân chia tế bào

C. Phân cắt tế bào

D. Phân đôi tế bào 

Lời giải:

Khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào gọi là chu kì tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.

C. Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Lời giải:

Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào

B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào

C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau

Lời giải:

Phát biểu đúng B: Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì) và quá trình nguyên phân.

A sai, Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào

C sai, Trong chu kỳ tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.

D sai, Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể là khác nhau về tốc độ, thời gian chu kỳ.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy bài 4 Sinh học lớp 11 đầy đủ nhất | Myphamthucuc.vn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất

A. Tế bào ruột

B. Tế bào gan

C. Tế bào phôi

D. Tế bào cơ

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?

A. Tế bào thần kinh

B. Tế bào phôi

C. Tế bào sinh dục

D. Tế bào giao tử

Lời giải:

Tế bào phôi có chu kỳ tế bào ngắn nhất, ở giai đoạn phôi, tế bào phôi người 20 phút phân chia 1 lần.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự

A. G1, G2, S, nguyên phân.

B. G1, S, G2, nguyên phân .

C. S, G1, G2, nguyên phân.

D. G2, G1, S, nguyên phân.

Lời giải:

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự G1, S, G2, nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Trong 1 chu kỳ  tế bào, kỳ trung gian được chia làm :

A. 1 pha

B. 3 pha

C. 2 pha

D. 4 pha

Lời giải:

Chu kì tế bào gồm kì trung gian (chiếm phần lớn thời gian của chu kì gồm: các pha theo trình tự G1, S, G2) và quá trình nguyên phân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Thứ tự lần lượt trước – sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là:

A. G1, S, G2 

B. G2, G2, S

C. S, G2, G1

D. S, G1, G2

Lời giải:

Thứ tự các pha là: G1 ; S ; G2

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 

(1) Có 3 pha: G1, S và G2 

(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào. 

(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào. 

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. 

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (3), (4)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (1), (2), (3)

(4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 

(1) Phân chia tế bào chất

(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào. 

(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1. 

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào. 

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Lời giải:

Những phát biểu đúng về kì trung gian là: (2), (3)

(1), (4) sai vì NST nhân đôi trong kỳ trung gian nhưng phân chia trong pha phân bào.

Xem thêm:  Hình lập phương có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha

A. G1.

B. G2.

C. S.

D. Nguyên phân

Lời giải:

Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là:

A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.

B. Nhân đôi ADN và NST.

C. NST tự nhân đôi.   

D. ADN tự nhân đôi.

Lời giải:

Trong pha S tế bào nhân đôi ADN và NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:

A. Pha S

B. Pha G1

C. Pha M

D. Pha G2

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là pha S, khi ADN tháo xoắn cực đại để nhân đôi bị các tác nhân gây đột biến tác động.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Trong một chu kì tế bào thời gian dài nhất là:

A. Kì trung gian.

B. Kì đầu.

C. Kì giữa.

D. Kì cuối.

Lời giải:

Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là kỳ trung gian ( bao gồm G1 , S, G2)

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là:

A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất

B. Nhân đôi và phân chia NST

C. Nguyên phân và giảm phân

D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Trong chu kỳ tế bào, pha M còn được gọi là pha:

A. Tổng hợp các chất

B. Nhân đôi

C. Phân chia NST.

D. Phân bào

Lời giải:

Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là phân chia NST và phân chia tế bào chất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:

A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất.

B. NST hoàn thành nhân đôi.

C. Có tín hiệu phân bào.

D. Kích thước tế bào đủ lớn

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Tín hiệu phân bào khiến cho tế bào trong cơ thể đa bào…

A. Sinh tổng hợp các chất.

B. Nhân đôi NST.

C. Ngừng hoạt động.

D. Phân chia tế bào

Lời giải:

Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là

A. Tế bào cơ niêm mạc miệng.

B. Tế bào gan.  

C. Bạch cầu.

D. Tế bào thần kinh.

Lời giải:

Xem thêm:  So sánh sự giống và khác nhau trong quy trình sản xuất giống ở ba nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau | Myphamthucuc.vn

Tế bào thần kinh chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Ở người, loại tế bào nào không bao giờ phân chia

A. Tế bào da.

B. Tế bào gan.  

C. Đại thực bào.

D. Tế bào thận.

Lời giải:

Đại thực bào là loại tế bào không bao giờ phân chia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?

A. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi

B. Vì không có tế bào trẻ thay thế

C. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ

D. Cả A,B,C

Lời giải:

Người lớn tuổi hay bị mất trí nhớ vì các tế bào thần kinh không phân chia tăng số lượng mà chỉ chết đi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 24: Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới?

A. Trẻ em bị thiểu năng trí tuệ

B. Người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ

C. Người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn

D. Cả B,C

Lời giải:

Sự không phân chia tăng số lượng của tế bào thần kinh dẫn tới người già hay bị đãng trí hay mất trí nhớ; người bị tổn thương nặng ở não thường khó phục hồi hoàn toàn; …

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Bệnh ung thư là ví dụ về

A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể

B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể

C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định

D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi

Lời giải:

Bệnh ung thư là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể dẫn tới

A. Bệnh đãng trí

B. Các bệnh, tật di truyền

C. Bệnh ung thư

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Bệnh ung thư (cancer) là ví dụ về hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể dẫn đến sự phân chia tế bào mất kiểm soát.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình 

I. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc. 

II. Hình thành thêm các bào quan. 

III. Nhân đôi trung thể. 

IV. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn. 

V. Tăng nhanh tế bào chất. 

VI. Hình thành thoi phân bào.

A. I, VI

B. II, V. 

C. II, III, VI

D. I, III, V.

Lời giải:

Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình II, V

I, III: pha S

IV, VI: Kỳ đầu

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập