Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng An ninh học phần 1 | Myphamthucuc.vn

Trắc nghiệm giáo dục quốc phòng an ninh học phần 1

Chuyên đề 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc

ĐỀ BÀI

Câu 1:  Sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh :

  1. Là sức mạnh của yếu tố con người và vũ khí trang bị hiện đại.

  2. Là sức mạnh của nhiều yếu tố kết hợp lại trong đó quân sự là chủ chốt.

  3. Là sức mạnh tổng hợp, trong đó yếu tố chính trị , tinh thần giữ vai trò quyết định

  4. Là sức mạnh của yếu tố con người và tiềm lực quốc phòng.

Câu 2: Một trong những chức năng của quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là :

  1. Đội quân chiến đấu bảo vệ đất nước .

  2. Đội quân công tác.

  3. Đội quân tuyên truyền ,giác ngộ nhân dân.

  4. Đội quân bảo vệ chính quyền của giai cấp công nông.

Câu 3: Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh,Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng:

  1. Chiến đấu sẵn sàng chiến đấu.

  2. Chiến đấu , lao động sản xuất, tuyên truyền.

  3. Chiến đấu , công tác , lao động sản xuất.

  4. Chiến đấu và tham gia giữ gìn hòa bình khu vực.

Câu 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ Quốc là gì?

  1. Là sức mạnh của cả dân tộc và sức mạnh quốc phòng toàn dân.
  2. Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại.

  3. Là sức mạnh toàn dân , lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

  4. Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân , sức mạnh của toàn dân.

Câu 5: Ba chức năng cơ bản của quân đội nhân dân Việt Nam được Hồ Chí Minh xác định , thể hiện vấn đề gì trong quá trình xây dựng quân đội?

  1. Thể hiện bản chất và kinh nghiệm của quân đội ta.

  2. Thể hiện sức mạnh của quân đội ta.

  3. Thể hiện bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta.

  4. Thể hiện quân đội ta là quân đội cách mạng.

Câu 6: Một trong những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc là gì ?

  1. Bảo vệ Tổ quốc gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN.

  2. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

  3. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là truyền thống của quốc gia , dân tộc,là ý chí của toàn dân.

  4. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là tất yếu , khách quan , thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

Câu 7: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc XHCN, thể hiện ý chí của Người như thế nào?

  1. Ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc , bảo vệ Tổ quốc là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh.

  2. Ý chí giữ nước của chủ tịch Hồ Chí Minh rất kiên định và triệt để.

  3. Ý chí bảo vệ Tổ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là liên tục tiến công.

  4. Ý chí bảo vệ Tổ quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất kiên định ,triệt để.

Xem thêm:  Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Câu 8: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày tháng năm nào?

  1. Ngày 22 tháng 12 năm 1944.

  2. Ngày 19 tháng 12 năm 1946.

  3. Ngày 19 tháng 8 năm 1945.

  4. Ngày 22 tháng 12 năm 1946.

Câu 9: Chủ tich Hồ Chí Minh xác định yếu tố con người có vai trò quan trọng như thế nào trong xây dựng quân đội nhân dân ?

  1. Con người có giác ngộ giữ vai trò quan trọng nhất , chi phối các yếu tố khác.

  2. Con người với trình độ chính trị cao giữ vai trò quyết định.

  3. Con người là quan trọng cùng với yếu tố quân sự là quyết định.

  4. Con người với trình độ quân sự cao giữ vai trò quyết định.

Câu 10: Hồ Chí Minh khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền, vì một trong những lý do gì?

  1. Chủ nghĩa thực dân bóc lột , cai trị nhân dân bằng bạo lực.

  2. Chế độ thực dân , tự thân nó đã là một hành động bạo lực.

  3. Kẻ thù luôn dùng bạo lực để duy trì quyền thống trị.

  4. Làm cách mạng là phải dùng bạo lực cách mạng.

Câu 11: Để phát huy nhân tố con người trong xây dựng quân đội, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề gì?

  1. Công tác tư tưởng, tổ chức và rèn luyện tính kỷ luật

  2. Rèn luyện đạo đức trình độ kỹ chiến thuật.

  3. Công tác giáo dục chính trị trong quân đội.

  4. Công tác tổ chức và rèn luyện bản lĩnh chiến đấu.

Câu 12: Hồ Chí Minh xác định vai trò của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN như thế nào?

  1. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

  2. Đảng cộng sản Việt Nam là người đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

  3. Đảng cộng sản Việt Nam là người kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên bảo vệ đất nước.

  4. Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Câu 13: Để bảo vệ Tổ quốc XHCN,Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng yếu tố nào?

  1. Sức mạnh toàn dân tộc, sức mạnh toàn dân.

  2. Sự đoàn kết nhất trí của nhân dân, của Đảng và chính phủ.

  3. Sự đoàn kết nhất trí của toàn dân tộc và lực lượng vũ trang nhân dân.

  4. Sức mạnh của Lực lượng vũ trang nhân dân.

Câu 14: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích chính trị cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp là gì?

  1. Thống trị, bóc lột các dân tộc thuộc địa.

  2. Cướp nước, nô dịch và thống trị các dân tộc thuộc địa.

  3. Đặt ách thống trị áp bức bóc lột dân tộc Việt Nam.

  4. Cướp nước, bóc lột các dân tộc thuộc địa.

Câu 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến lâu dài như thế nào?

  1. Xây dựng lực lượng, tạo và giành thời cơ kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.

  2. Lấy thời gian làm lực lượng, chuyển hoá so sánh dần dần thế và lực của ta, giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.

  3. Xây dựng lực lượng quân sự đủ mạnh, tiến lên giành thắng lợi quyết định, rút ngắn thời gian chiến tranh.

  4. Tìm kiếm thời cơ và sự hỗ trợ của các lực lượng tiến bộ từ phía bên ngoài, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.

Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 13. LANGUAGE FOCUS | Myphamthucuc.vn

Câu 16: Hồ Chí Minh xác định tính chất xã hội của chiến tranh như thế nào?

  1. Chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

  2. Chiến tranh cách mạng và phản cách mạng.

  3. Chiến tranh là một hiện tượng mang tính xã hội.

  4. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 17: Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của chiến tranh chống xâm lược là :

  1. Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ, bảo vệ Tổ quốc.

  2. Bảo vệ đất nước và chống ách đô hộ của thực dân , đế quốc.

  3. Bảo vệ độc lập dân tộc , chủ quyền quốc gia.

  4. Bảo vệ tính mạng , tài sản của nhân dân, của chế độ XHCN

Câu 18: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm   những thứ quân nào?

  1. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương.

  2. Bộ đội chính qui, công an nhân dân, Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ.

  3. Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ.

  4. Bộ đội chủ lực, Bộ đội biên phòng, Bộ đội địa phương, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Câu 19: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng bạo lực cách mạng là để:

  1. Lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới.

  2. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.

  3. Giành chính quyền và giữ chính quyền.

  4. Tiêu diệt các lực lượng phản cách mạng và lật đổ chính quyền phản động.

Câu 20: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, chiến tranh là:

  1. Một hành vi bạo lực nhằm lật đổ một chế độ xã hội.

  2. Một hành vi bạo lực nhằm bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới.

  3. Giải quyết mâu thuẫn xã hội của mối quan hệ người với người.

  4. Một hiện tượng chính trị – xã hội.

Câu 21: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, nguồn gốc kinh tế của chiến

 tranh là:

  1. Một hành vi bạo lực nhằm lật đổ một chế độ xã hội.

  2. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

  3. Giải quyết mâu thuẫn xã hội của mối quan hệ người với người.

  4. Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp.

Câu 22: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin, nguồn gốc xã hội của chiến tranh là : 

  1. Một hành vi bạo lực nhằm lật đổ một chế độ xã hội.

  2. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

  3. Giải quyết mâu thuẫn xã hội của mối quan hệ người với người.

  4. Sự xuất hiện và tồn tại của giai cấp và đối kháng giai cấp.

Câu 23: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh là:

  1. Sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

  2. Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của quân đội và sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

  3. Sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của quân đội, sức mạnh của nền kinh tế.

  4. Câu B và C đúng.

Xem thêm:  Bài 26. Hệ thống làm mát – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

Câu 24: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phải kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Vì sao?

  1. Đất nước nghèo, phải chiến đấu chống lại kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh.

  2. Đất nước nghèo, kinh tế kém phát triển,vừa giành được độc lập, kẻ thù là bọn thực dân ,đế quốc có tiềm lực kinh tế ,quân sự hơn ta nhiều lần.

  3. Đất nước nghèo, lực lượng vũ trang ta chưa thể đánh thắng kẻ thù ngay được.

  4. Đất nước nghèo, phải chiến đấu chống lại kẻ thù có tiềm lực kinh tế ,quân sự.

Câu 25 : Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là :

  1. Đoàn Vệ quốc quân.

  2. Đội Việt Nam cứu quốc quân.

  3. Việt Nam giải phóng quân .

  4. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Câu 26: Lý luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin về bản chất giai cấp của quân đội là gì?

  1. Mang bản chất từ thành phần xuất thân của lực lượng vũ trang.

  2. Mang bản chất quần chúng nhân dân lao động.

  3. Mang bản chất giai cấp nhà nước đã tổ chức nuôi dưỡng và sử dụng quân đội.

  4. Là lực lượng bảo vệ đất nước, không mang bản chất chính trị.

Câu 27: Quan niệm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin về bản chất của chiến tranh là gì?

  1. Bản chất của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng bạo lực.

  2. Bản chất của chiến tranh là sự tranh giành vị trí thống trị trên thế giới.

  3. Bản chất của chiến tranh là sự tranh giành về quyền lợi kinh tế trong xã hội.

  4. Bản chất của chiến tranh là thủ đoạn để đạt được mục tiêu chính trị của một giai cấp.

Câu 28: Quan niệm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin về nguồn gốc của chiến tranh là:

  1. Chiến tranh bắt nguồn ngay từ khi xuất hiện loài người.

  2. Chiến tranh bắt nguồn từ sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước.

  3. Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.

  4. Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.

Câu 29: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh : Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc là:

  1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân.

  2. Nghĩa vụ thiêng liêng cao quí của mỗi người dân.

  3. Giữ gìn sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

  4. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân.

Câu 30: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh : Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là:

  1. Sức mạnh của sự đoàn kết , của ý chí và truyền thống dân tộc.

  2. Sức mạnh của lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

  3. Sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc .

  4. Sức mạnh của cả dân tộc , cả nước , kết hợp với sức mạnh thời đại.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C B C B C D A B A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C D A B B A C C C D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
B D A B D C A B D D
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập