Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 (có đáp án chi tiết) | Myphamthucuc.vn

Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8

Câu 1. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. dân chủ của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. phát triển của công dân.

  4. học tập của công dân.

Câu 2. Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành, nghề nào. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. tự do của công dân.

  2. lao động của công dân.

  3. học tập của công dân.

  4. phát triển của công dân

Câu 3. Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. dân chủ của công dân.

  2. tự do của công dân.

  3. học tập của công dân.

  4. phát triển của công dân

Câu 4. Mọi công dân đều có thể học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. học tập của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. phát triển của công dân

  4. dân chủ của công dân.

Câu 5. Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  1. Luật sở hữu trí tuệ.

  2. Luật Khoa học và công nghệ.

  3. Luật Giáo dục.

  4. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  2. Công dân có quyền học suốt đời.

  3. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.

  4. Công dân có quyền học không hạn chế.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Học tập suốt đời.

  2. Tự do nghiên cứu khoa học.

  3. Học bất cứ ngành nghề nào.

  4. Học không hạn chế.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học không hạn chế.

  2. Công dân có quyền tự do sáng tạo.

  3. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

  4. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học không hạn chế.

  2. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học.

  3. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

  4. Công dân có quyền khám phá khoa học.

Câu 10. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân:

  1. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với điều kiện của bản thân.

  2. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  3. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  4. không bị phân biệt đối xử bởi các dân tộc, tôn giáo, giới tính…

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?

  1. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học.

  2. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  3. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.

  4. Công dân có quyền học ở các cấp hộc khác nhau.

Câu 12. Công dân có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến hết

  1. Trung học.

  2. Cao đẳng.

  3. Đại học.

  4. Sau đại học.

Câu 13. Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

  1. quyền học tập không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 14. Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 15. Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy

  1. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.

  2. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.

  3. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

  4. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.

Câu 16. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 17. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

  1. quyền học không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học

  1. chính quy hoặc không chính quy.

  2. bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.

  3. tập trung hoặc không tập trung.

  4. ở trường công lập, dân lập hoặc tư thục.

Câu 19. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể

  1. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.

  2. học từ thấp đến cao.

  3. học bằng nhiều hình thức.

  4. học không hạn chế.

Câu 20. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 21. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 22. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Xem thêm:  Soạn Anh 9: Unit 5. Read | Myphamthucuc.vn

Câu 23. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 24. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 25. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 26. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi:

  1. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.

  2. dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình.

  3. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.

  4. dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.

Câu 27. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là:

  1. chỉ những người có tiền mới được đi học.

  2. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.

  3. không phân biệt đối xử về cơ hội học tập giữa các công dân.

  4. chỉ có nam giới mới được đi học.

Câu 28. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế khi tiếp cận cơ hội học tập là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 29. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 30. Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại:

  1. sự phát triển toàn diện của công dân.

  2. sự công bằng, bình đẳng.

  3. cơ hội việc làm.

  4. cơ hội phát triển.

Câu 31. Quyền của mọi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 32. Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

  1. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học.

  2. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

  3. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

  4. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 33. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực:

  1. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

  2. khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật.

  3. khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật.

  4. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

Câu 34. Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

  1. Học tập suốt đời.

  2. Được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe.

  3. Tự do nghiên cứu khoa học.

  4. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu 35. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 36. Công dân được sống trong môi trường xã hội tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 37. Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân:

  1. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

  2. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

  3. có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình.

  4. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện và có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 38. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?

  1. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  2. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp.

  3. Công dân có quyền tự do sáng tác các tác phẩm của mình.

  4. Công dân được khuyến khích để sáng tạo.

Câu 39. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 40. Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế; được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 41. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Xem thêm:  Trả lời câu hỏi bài Mở rộng vốn từ: Nhân dân | Myphamthucuc.vn

Câu 42. Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại:

  1. sự phát triển toàn diện của công dân.

  2. sự công bằng, bình đẳng.

  3. cơ hội học tập của công dân.

  4. nâng cao dân trí.

Câu 43. Để đảm bảo thực hiện quyền học tập của công dân, Nhà nước cần phải

  1. đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

  3. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu kho học.

  4. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.

Câu 44. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. phát triển đất nước.

  4. bảo đảm quyền học tập của công dân.

Câu 45. Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo quyền học tập của công dân.

  3. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  4. phát triển đất nước.

Câu 46. Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. đảm bảo quyền học tập của công dân.

  4. phát triển đất nước.

Câu 47. Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn; có ý chí vươn lên để:

  1. thực hiện tốt quyền học tập của mình.

  2. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.

  3. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

  4. phát triển đất nước.

Câu 48. Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước cần phải:

  1. đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

  3. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

  4. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 49. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. phát triển đất nước.

  4. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

Câu 50. Nhà nước ban hành những chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm:

  1. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

  2. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.

  3. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  4. phát triển đất nước.

Câu 51. Nhà nước ban hành những chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và tác phẩm, công trình khoa học nhằm:

  1. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.

  2. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

  3. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  4. phát triển đất nước.

Câu 52. Công dân cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để:

  1. thực hiện quyền sáng tạo của mình.

  2. đảm bảo quyền bình đẳng trong học tập của công dân.

  3. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

  4. phát triển đất nước.

Câu 53. Để đảm bảo và thực hiện quyền được phát triển của công dân, Nhà nước cần phải:

  1. đảm bảo những điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

  3. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong ghiên cứu khoa học.

  4. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 54. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết, đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. phát triển đất nước.

  4. đảm bảo quyền được phát triển của công dân.

Câu 55. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. đảm bảo quyền được phát triển của công dân.

  4. phát triển đất nước.

Câu 56. Việc góp phần nâng cao dân trí của mỗi công dân nhằm

  1. tạo ra các giá trị cho xã hội.

  2. thực hiện tốt quyền được phát triển.

  3. phát triển đất nước.

  4. đảm bảo lợi ích cá nhân.

Câu 57. Hiến pháp 2013 quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của

  1. mọi người.

  2. mỗi người.

  3. công dân.

  4. người dân.

Câu 58. Theo Luật Giáo dục năm 2005, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người học?

  1. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

  2. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

  3. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình.

  4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Câu 59. Theo Luật Giáo dục năm 2005, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người học?

  1. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường.

  2. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

  3. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.

  4. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

Câu 60. Kết thúc học kỳ và cuối năm học, Trường Trung học phổ thông A thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện Trường Trung học phổ thông A đã đảm bảo

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Xem thêm:  Cảm nhận nhân vật cai lệ trong đoạn trích tức nước vỡ bờ | Myphamthucuc.vn

Câu 61. Cậu bé Hoàng Thân quê ở Tuyên Quang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặt cách vào lướp 1, rồi đặc cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:

  1. quyền học tập không hạn chế của công dân.

  2. quyền học tập và sáng tạo của công dân.

  3. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền học tập tự do của công dân.

Câu 62. Bạn B đang học lớp 11. Do học lực yếu nên gia đình xin cho bạn B lưu ban. Điều này

  1. vi phạm quyền học tập của công dân.

  2. vi phạm quyền được phát triển của công dân.

  3. đảm bảo quyền của người học.

  4. đảm bảo quyền tự do của công dân.

Câu 63. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo:

  1. quyền sáng tạo của công dân.

  2. quyền học tập của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 64. Bạn C đang học lớp 10. Do có thành tích học tập và rèn luyện tốt nên bạn đã viết đơn xin gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được chấp nhận. Điều này thể hiện:

  1. quyền sáng tạo của công dân.

  2. quyền phát triển của công dân.

  3. quyền tự do của công dân.

  4. quyền học tập của công dân.

Câu 65. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:

  1. tài sản trí tuệ.

  2. sản phẩm trí tuệ.

  3. sản phẩm sáng tạo.

  4. tác phẩm sáng tạo.

Câu 66. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:

  1. sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  2. tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  3. sản phẩm trí tuệ của mình.

  4. tác phẩm trí tuệ của mình.

Câu 67. Quyền tác giả phát sinh:

  1. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra.

  2. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo ra.

  3. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

  4. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Câu 68. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ là Nhà nước:

  1. thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

  2. thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

  3. công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

  4. công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Câu 69. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi nào sau đây xâm phạm quyền tác giả?

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

  2. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

  3. Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

  4. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo cáo, dùng trong ấn phẩm định kì, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.

Câu 70. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tác giả?

  1. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.

  2. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

  3. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

  4. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Câu 71. Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vi của chị A thể hiện quyền:

  1. học tập của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. phát triển của công dân.

  4. tự do của công dân.

Câu 72. Ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, thành phố Thái Bình đã chế tạo thành công tàu ngầm. Điều này thể hiện quyền:

  1. học tập của công dân.

  2. phát triển của công dân.

  3. sáng tạo của công dân.

  4. tự do của công dân.

Câu 73. Anh B viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả C mà không ghi chú thích. Hành vi này của anh B vi phạm:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền phát triển của công dân.

  3. quyền tự do của công dân.

  4. quyền sáng tạo của công dân.

Câu 74. Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này phù hợp với:

  1. quyền sáng tạo của công dân.

  2. quyền học tập của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 75. Trong xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2016, việc tuyển thẳng, cộng điểm cho học sinh có giải quốc gia, quốc tế là thực hiện quyền:

  1. học tập của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. tự do của công dân.

  4. được phát triển của công dân.

Câu 76. Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp với:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền được phát triển của công dân.

  3. quyền sáng tạo của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 77. Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây?

  1. Quyền học tập của công dân.

  2. Quyền sáng tạo của công dân.

  3. Quyền được phát triển của công dân.

  4. Quyền tự do của công dân.

Đáp án trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8

1D

2C

3C

4A

5C

6C

7B

8A

9A

10B

11B

12D

13A

14A

15C

16A

17B

18B

19C

20C

21A

22C

23A

24C

25A

26C

27C

28A

29D

30A

31B

32D

33D

34C

35B

36C

37D

38B

39C

40C

41C

42A

43B

44D

45B

46C

47A

48C

49D

50A

51B

52A

53A

54D

55C

56C

57C

58C

59D

60A

61C

62C

63B

64B

65A

66B

67C

68D

69A

70D

71B

72C

73D

74C

75D

76A

77C

 

 

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập