Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương năm 2022


Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương năm 2022

Bài văn Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương gồm dàn ý chi tiết, 6 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 1)

Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương, vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, nàng được gả cho Trương Sinh, một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ và cáng đáng chuyện gia đình. Những ngày ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ, lại đa nghi, đã nghi oan cho Vũ Nương, nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự thủy chung của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất, nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung, không thể quay lại nhân gian.

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 2)

Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh – một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 3)

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi,Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được Linh Phi – vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa. Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đinh nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng). Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

Xem thêm:  Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60 Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 4)

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, vừa đẹp người đẹp nết, gả cho Trương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học. Chưa bao lâu, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con đầu lòng, chăm sóc chu đáo và lo ma chay cho mẹ chồng như mẹ ruột. Trương Sinh về, nghe con nhỏ nói không rõ ràng, lại có tính hay ghen từ trước, chàng hiểu lầm vợ phản bội, liền không nghe giải thích mà đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương oan không thể giải, liền trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung. Sau khi Vũ Nương qua đời, Trương Sinh mới biết, người cha hàng đêm vẫn đến mà con nói là chiếc bóng trên tường nhưng đã quá muộn để nhận ra nỗi oan của vợ, nàng đã không còn nữa. Phan Lang – một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi nay lại được Linh Phi cứu sống. Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở thủy cung, nàng đã gặp nhờ Phan gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn gặp lại hai cha con.

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 5)

Vũ Nương là người phụ nữ nết na xinh đẹp. Trương Sinh thấy vậy bèn xin mẹ hỏi cưới nàng về. Sau đó, chiến tranh ập đến, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.

Xem thêm:  Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo năm 2021

Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương (Bản 6)

Vũ Thi Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nên Trương Sinh cưới nàng làm vợ. Song Trương Sinh luôn đa nghi, phòng ngừa vợ quá mức nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép để tình cảm vợ chồng không bị bất hòa. Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con và lo chạy chữa, thuốc thang, ma chay cho mẹ chồng. Trương Sinh đi lính về, vì lời nói ngây thơ của bé Đản nên nghĩ vợ không giữ gìn danh tiết mà mắng nhiếc và đuổi đánh vợ. Vũ Nương uất ức tự tử ở sông Hoàng Giang nhưng được Linh Phi cứu sống. Không bao lâu sau, Trương Sinh mới hiểu nỗi oan của vợ những đã muộn.

Phan Lang – một người cùng làng, là ân nhân của Linh Phi. Một hôm, chàng được Linh Phi tiếp đón ở thủy cung và đã gặp trò chuyện với Vũ Nương. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn nhớ về gia đình. Nhờ sự giúp đỡ của Phan Lang, Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Sự trở về của nàng vô cùng lộng lẫy lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.

Vũ Thị Thiết quê Nam Xương xinh đẹp, nết na. Trương Sinh cùng làng, mến vì dung hạnh xin mẹ đem tram lạng vàng cưới về. Biết tính chồng đa nghi, nàng giữ gìn khuôn phép không để xẩy ra thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải tong quân đi đánh giặc Chiêm. Trong ngày buổi đưa tiễn, Vũ Nương rót chén rượu đầy đưa cho chồng và nói chỉ mong ngày chồng trở về mang theo hai chữ bình yên.

Chồng ra lính được một tuần thì Vũ Nương sinh được đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm đã trôi qua, bà mẹ chồng già yếu, buồn lo rồi đau ốm. Nàng hết lòng săn sóc cơm cháo thuộc thang, ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn. Bệnh mỗi ngày một nặng, mẹ chồng qua đời, nàng vô cùng thương xót, mọi việc ma chay tế lễ, nàng lo liệu như đối với cha mẹ mình.

Qua năm sau giặc tan, Trương Sinh được trở lại nhà, con vừa học nói. Chàng bế con đi thăm mồ mẹ, đứa trẻ không chịu và quấy khóc. Nghe Trương Sinh dỗ dành, con ngây thơ nói: “Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít“. Nghe Trương Sinh gạn hỏi, đứa bé lại nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả

Xem thêm:  Phân tích Bến quê của Nguyễn Minh Châu năm 2021

Vốn có tính ghen, nghe con nói, Trương Sinh đinh ninh là vợ hư. Chàng la um lên cho hả giận. Vợ khóc lóc, chàng càng mắc nhiếc đuổi đi. Trước cảnh binh rơi trâm gãy, Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng giang, ngửa mặt lên trời mà than, mong thần sông linh thiêng chứng giám. Nàng nguyền, nếu đoan trang, trinh bạch xin được làm ngọc Mị Châu, làm cỏ Ngu Mĩ; nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con thì xin làm mồi cho tôm cá, làm cơm cho diều quạ, …

Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Chẳng bao lâu sau, một đêm vắng vẻ, ngồi dưới đèn khuya, bỗng đứa con chỉ chiếc bóng in trên vách mà nói rằng: “Cha Đản lại đến kìa!” Lúc bấy giờ Trương Sinh mới thấy nỗi oan của vợ.

Lại nói chuyện Phan Lang người cùng làng, làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Sáng dậy người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Phan chợt nghĩ đến chuyện mộng bèn đem thả con rùa ấy. Chẳng bao lâu, dưới thời Khai Đại nhà Hồ, giặc Minh sang cướp nước ta. Nhiều người sợ hãi chạy trốn, thuyền bè bị đắm, chết đuối đầy sông trong đó có Phan Lang, xác dạt vào động Rùa ở hải đảo. Linh Phi là vợ vua Nam Hải chợt nhìn thấy, bèn nói: “Đây là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa”. Linh Phi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, một chốc sau Phan Lang hồi sinh.

Linh Phi rước Phan Lang vào cung nước, mở tiệc lớm ở gác Triều Dương để đãi ân nhân. Trong bữa tiệc có nhiều mĩ nhân quần áo thướt tha, tóc búi xể, trong đó có một người chỉ điểm qua son phấn trông rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy đến gặp Phan Lang. Vũ Nương nói lại tình cảnh mình được các nàng tiên trong cung nước thương tình mà cứu sống. Nghe Phan Lang nhắc lại cố hương, mồ mả tiền nhân … Vũ Nương khóc …

Hôm sau Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai xứ Xích Hồn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương cũng gửi Phan chiếc hoa vàng đưa về cho Trương Sinh và lập đàn giải oan, đốt cây đèn thần trên bến Hoàng Giang thì nàng sẽ trở về.

Nhận được chiếc hoa vàng, Trương Sinh thốt lên: “Đây quả là vật dung mà vợ tôi mang lúc ra đi …“. Trương Sinh lập đàn tràng, đốt cây đèn thần ba ngày đêm trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương đã hiện về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rợ đầy sông. “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa…” Tiếng Vũ Nương vọng vào, bóng nàng loang loáng mờ dần rồi mất hút.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu