Tóm tắt bài Vượt thác ngắn nhất


Tóm tắt bài Vượt thác

Với các mẫu Tóm tắt bài Vượt thác hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.

A/ Nội dung bài Vượt thác

“Vượt thác” trích từ chương XI trong truyện “Quê nội”, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Vượt thác

Tóm tắt bài Vượt thác – mẫu 1

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Xem thêm:  Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam ngắn nhất

Tóm tắt bài Vượt thác – mẫu 2

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Tóm tắt bài Vượt thác – mẫu 3

Bài văn miêu tả chuyến ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thư chi huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng, sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đây là một bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ, qua những vùng khác nhau dọc theo hành trình của con thuyền từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn.

Tóm tắt bài Vượt thác – mẫu 4

Đọan trích Vượt thác trích từ chương XI của truyện Quê nội tả hành trình vượt dòng sông Thu Bồn lên vùng thượng nguồn của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy. Qua hành trình của con thuyền, cảnh sắc thiên nhiên của miền đất Trung Trung Bộ hiện lên vừa đa dạng, vừa hiểm trở.

Xem thêm:  Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam ngắn nhất

Tóm tắt bài Vượt thác – mẫu 5

Truyện kể về hành trình vượt thác do dượng Hương Thư chỉ huy trên dòng sông Thu Bồn, con thuyền đi từ vùng đồng bằng trù phú, vượt qua thác ghềnh ở vùng núi để đến thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945. Mỗi khi con thuyền đi qua cảnh vật thiên nhiên hai bên dòng sông Thu Bồn khác nhau. Từ vị trí quan sát trên thuyền tác giả đã nhìn thấy cảnh vật thay đổi. Đây là vị trí quan sát thích hợp tả cảnh. Tác giả tìm ra những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đi qua: vùng đồng bằng êm đềm, trù phú bao la với bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít, đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. Trong hành trình vượt thác tác giả đã tả chi tiết hình ảnh dượng Hương Thư giúp hình ảnh con người trở thành trung tâm của câu chuyện, dượng Hương Thư nổi bật với sự mạnh mẽ, hùng dũng giúp con thuyền vượt qua khó khăn thử thách ngay trên nền thiên nhiên tươi đẹp. Bằng việc diễn tả hành trình vượt thác tác giả cho người đọc thấy được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những người lao động Việt Nam hùng dũng, giản dị.

Xem thêm:  Soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới) ngắn nhất

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”. “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng.

– Giá trị nội dung: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.

+ Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình.

+ Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu