Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn nhất


Tóm tắt bài Sống chết mặc bay

Với các mẫu Tóm tắt bài Sống chết mặc bay hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 7 hơn.

A/ Nội dung bài Sống chết mặc bay

Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là một tác phẩm đã phản ánh sự tham ô và vô trách nhiệm của quan phụ mẫu vô cùng rõ nét.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Sống chết mặc bay

Tóm tắt bài Sống chết mặc bay – mẫu 1

Gần một giờ đêm, khúc đê tại làng X, phủ X có nguy cơ núng yếu, vỡ đê. Dân trong làng ra sức tìm mọi cách để cứu đê, thế nhưng mưa vẫn trút xuống tần tã, dưới sống nước cứ ùn ùn kéo lên. Sức người khó địch nổi sức trời. Trong khi đó, tại đình kia, viên quan tri phủ lại chong đèn, ăn chơi xa đọa, đánh tổ tôm. Cuối cùng đê vỡ, trong khí quan lớn đang sung sướng với ván tổ tôm ù to thì dân chúng sống cảnh lầm than, khắp nơi ngập lụt.

Tóm tắt bài Sống chết mặc bay – mẫu 2

Trời đã về đêm, khúc đê yếu với hai ba đoạn đã bị thẩm lâu đã không còn trụ được mà nước vẫn cứ dâng cao, mưa vẫn cứ tầm tã. Nhân dân trong hoàn cảnh nguy khốn đã dùng hết mọi sức lực, khẩn trương, vất vả để cứu lấy làng mạc, nhà cửa. Trong khi đó, “phụ mẫu” của dân- những con người chốn cửa quan đang tấp nập, vui vẻ chơi tổ tôm với những đồ ăn và thứ đồ chơi xa xỉ. Nguy cơ vỡ đê càng gần, lính canh rồi con dân càng đến thông báo, van xin thì lúc ấy, ván bài của quan lại càng lớn, càng giục giã và không quan tâm. Đến khi quan ù ván bài lớn cùng là khi nhân dân rơi vào tình cảnh thảm sầu không kể xiết trong cảnh đê vỡ: “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.

Xem thêm:  Phân tích Vai trò của người hiền tài đối với công cuộc phát triển đất nước qua bài Chiếu cầu hiền năm 2021

Tóm tắt bài Sống chết mặc bay – mẫu 3

Tại làng X, phủ X nọ, vào tầm 1 giờ sáng, thời tiết hoành hành gây mưa to gió lớn, mưa trút xuống tầm tã liên hồi, nước sông Nhị Hà ngày một dâng cao. Nguy cơ vỡ đê xảy ra trong gang tấc. Trăm nghìn người dân lo lắng, trong cơn hoạn nạn giữa mưa lớn vẫn bì bõm dưới bùn lầy, đắp đập, giữ đê trước từng đợt sóng dâng cao. Tiếng trống liên hồi, tiếng gọi nhau liên thanh của người dân, vừa căng thẳng, vừa lo sợ, nguy cơ vỡ đập chực chờ, cảnh tượng thật bị thương. Giữa lúc hoạn nạn, nhân dân trong thảm cảnh, cái chết trong gang tấc thì tên quan phụ mẫu hộ đê kia vẫn điềm nhiên ngồi trong ngôi đình vững chãi cùng quân dưới say mê, ung dung đánh tổ tôm. Khi được kẻ hầu vào báo đê sắp vỡ, quan vẫn thản nhiên chơi, không chút mảy may quan tâm đến nguy cơ đê vỡ, mặc nhiên như không có chuyện gì. Lúc đê vỡ, nhân dân trong thảm cảnh sầu bi khổ cực cũng là lúc hắn ù được ván bài lớn trong tâm trạng sung sướng, thỏa mãn.

Tóm tắt bài Sống chết mặc bay – mẫu 4

Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

Xem thêm:  Tình yêu thiên nhiên ở “Tràng Giang” có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao?

Tóm tắt bài Sống chết mặc bay – mẫu 5

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên cao khiến khúc đê làng X thuộc phủ X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ chống chọi với sức nước. Tình cảnh trông rất thảm. Thế mà tại ngôi đình gần đó chừng bốn trăm năm thước, quan phụ mẫu cùng bọn quan lại vẫn ung dung đánh bài. Khi người dân vào báo đê vỡ, quan cau mày, quát mắng và mặc kệ. Trong khi quan lớn ù ván bài to thì khắp mọi nơi miền đó nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, tình cảnh thảm sầu.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918. Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn.

– Giá trị nội dung: “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

+ Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

Xem thêm:  Lời tiễn dặn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

+ Miêu tả nhân vật sắc nét

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu