Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn ngắn nhất


Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn

Với các mẫu Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 12 hơn.

A/ Nội dung bài Mùa lá rụng trong vườn

Qua một đoạn trích trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn, nhà văn Ma Văn Kháng đã thẳng thắn nêu lên những vấn đề nhức nhối của xã hội bấy giờ. Trước thời cuộc đổi mới của đất nước kinh tế khó khăn và những mối quan hệ gia đình rạn vỡ vì những văn hóa mới du nhập. Các giá trị truyền thống như bị xói mòn. Trước tình hình đó nhà văn muốn chúng ta hãy biết giữ gìn những truyền thống văn hóa dân tộc quý báu.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn

Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn – mẫu 1

“Mùa lá rụng trong vườn” là cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng lấy bối cảnh trong một gia đình truyền thống Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ XX có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh với những điều tốt, điều chưa tốt. Đoạn trích trong sách giáo khoa viết về cảnh chiều 30 tết khi Hoài-người con dâu cả trong gia đình đi bước nữa vì người chồng đã hi sinh trên chiến trường nay chị về thăm gia đình chồng năm xưa. Cô Lí vợ chú Đông ra cửa đón, cả gia đình bất ngờ và vui mừng ai nấy cũng đều hỏi thăm, hàn huyên câu chuyện với chị. Những thứ quà quê chị cầm lên nào là gạo nếp tăng sản, giò thủ, bột sắn dây và cả một gói hạt mướp giống. Tất cả là tình cảm thương mến của chị dành cho gia đình và mọi người. Ông Bằng từ trên nhà xuống thấy chị cũng vô cùng xúc động trước tấm lòng của đứa con dâu trưởng. Ông hỏi về người chồng sau của chị và bốn đứa cháu ở nhà. Chị kể về gia đình của mình cho mọi người nghe.Chiều 30 tết đã sắp xong mâm cỗ chị Hoài khéo léo mời ông cụ cúng gia tiên rồi mọi người nhanh chóng quây quần bên mâm cơm đoàn viên của gia đình trong niềm hân hoan, hạnh phúc.

Xem thêm:  Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành qua bài Bàn luận về phép học năm 2021

Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn – mẫu 2

Chị Hoài là người con dâu cũ của ông Bằng, chồng mất chị Hoài đã đi bước nữa nhưng đến chiều 30 tết, chị vẫn mang theo quà quê về thăm gia đình chồng cũ. Gặp lại người thân cũ, chị em mừng rỡ, ríu rít hỏi thăm, ông Bằng nhìn thấy con dâu thì nén xúc động. Câu chuyện xúc động giữa ông Bằng và con dâu đang diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Ông Bằng khấn lễ cúng gia tiên. Trên bàn thờ hương khói nghi ngút, mâm cỗ rất thịnh soạn với bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, chén rượu và hình ảnh song thân và anh cả Tường. Lễ khấn rất trang nghiêm, ấm cúng. Chị Hoài nhìn lên ban thờ rồi thế chân ông Bằng để khấn… Mọi người vào mâm với sự hân hoa, ấm áp không khí gia đình.

Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn – mẫu 3

Câu chuyện kể về chị Hoài, người phụ nữ trạc 50 tuổi, dáng người thon gọn, cặp mắt đằm thắm, cái miệng tươi cười và là người con dâu cũ của ông Bằng, đã đi bước nữa. Chiều 30 tết năm Bính Tuất, chị về thăm gia đình chồng cũ với bao thứ quà quê. Chị em mừng rỡ, ríu rít hỏi thăm nhau vì lâu ngày mới gặp. Ông Bằng nhìn thấy con dâu thì nén xúc động. Câu chuyện xúc động giữa ông Bằng và con dâu đang diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên đã bày biện xong. Ông Bằng khấn lễ cúng gia tiên. Trên bàn thờ hương khói nghi ngút, mâm cỗ rất thịnh soạn với bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, chén rượu và hình ảnh song thân và anh cả Tường. Lễ khấn rất trang nghiêm, ấm cúng. Chị Hoài nhìn lên ban thờ rồi thế chân ông Bằng để khấn… Mọi người vào mâm với sự hân hoa, ấm áp không khí gia đình.

Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương năm 2021

Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn – mẫu 4

Chồng cũ của chị Hoài là anh Tường, từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, giờ đây dù chồng mất từ lâu, chị cũng đã đi bước nữa nhưng ngày Tết vẫn dành thời gian về thăm ông Bằng và gia đình chồng. Chị Hoài đã gần năm mươi tuổi, chị mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn. Chị mang theo rất nhiều quà quê từ gạo nếp, đến giò thủ, bột sắn dây, gói hạt giống mướp hương,… Gặp chị Hoài, mọi người trong gia đình đều vô cùng xúc động. Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên, ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà, giọng ông bỗn khàn rè: “Hoài đấy ư, con?”. Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý mến. Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!”. Khói hương, mâm cỗ đã đầy đủ, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần… Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều ba mươi tết. Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. Ông Bằng tóc bạc lầm rầm khấn. Chị Hoài nhìn lên bàn thờ, rồi chị thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực… Mâm cỗ ngày tết rất thịnh soạn, mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.

Tóm tắt bài Mùa lá rụng trong vườn – mẫu 5

Chị Hoài từng là dâu trưởng, vợ anh cả Tường liệt sĩ, trong nhà ông giáo Bằng. Sau đó chị đã có gia đình mới và sinh sống ở quê nhưng cả gia đình ông Bằng vẫn rất yêu quý chị. Nhận được thư ông Bằng kể về truyện Cừ bỏ trốn ra nước ngoài, chị thu xếp lên với nhà chồng cũ vào chiều 30 Tết. Thấy chị, những người em chồng đều mừng rỡ, tay bắt mặt mừng. Chị ân cần hỏi han từng người và đem quà quê biếu gia đình. Ông Bằng đang chuẩn bị cúng bữa cơm tất niên. Cả ông Bằng và chị Hoài đều rưng rưng xúc động, không ngăn được dòng nước mắt. Sau những lời hỏi thăm ân cần, ông Bằng chắp tay thành kính cúng tổ tiên. Dòng tâm tư và lời khấn vái của ông bày tỏ tấm lòng tri ân với tiên tổ, kết nối quá khứ với hiện tại. Ông Bằng vừa cúng xong, Hoài liền thế chân ông cụ bái lạy tiên tổ. Sau lễ cúng, mọi người hân hoan ngồi vào mâm cơm chiều 30 Tết, một mâm cơm sung túc, đủ đầy với đủ các món ăn truyền thống và thêm cả những món cầu kì do cô Lí chuẩn bị.

Xem thêm:  Soạn bài Văn bản báo cáo ngắn nhất

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: 

+ Truyện trích trong phần II của tiểu thuyết cùng tên.

+ Tác phẩm ra đời khi Ma Văn Kháng trở về Hà Nội và đất nước có những bước chuyển mình sau chiến tranh. Công cuộc đổi mới đó có ảnh hưởng sâu sắc tới từng gia đình – tế bào của xã hội.

– Giá trị nội dung: hông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nề nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trong những cơn địa chấn từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn.

+ Nghệ thuật dẫn truyện tự nhiên.

+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình.

+ Nghệ thuật dựng cảnh chân thực, tinh tế.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu