Tóm tắt bài Bố của Xi-mông ngắn nhất


Tóm tắt bài Bố của Xi-mông

Với các mẫu Tóm tắt bài Bố của Xi-mông hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 9 hơn.

A/ Nội dung bài Bố của Xi-mông

Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi-mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông, Blăng- sốt và Phi- líp.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Bố của Xi-mông

Tóm tắt bài Bố của Xi-mông – mẫu 1

Xi-mông cậu bé lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn đó là “không có bố”, chính vì vậy mà khi đến trường những đứa trẻ trong trường trêu chọc, bắt nạt. Vì quá tức giận và buồn bã mà Xi-mông có ý định nhảy sông cho chết đuối, rất may đúng lúc đó xuất hiện bác công nhân Phi-lip, người bác này đã ân cần hỏi han mọi chuyện từ cậu bé và còn đưa cậu bé trở về nhà. Với hoàn cảnh đáng thương của cậu bé, bác công nhân Phi-lip quyết định trở thành bố của Xi-mông. Kể từ đây Xi-mông luôn tự tin rằng mình đã có một người bố thật sự. Ngay cả khi đến trường bị lũ bạn trêu chọc nhưng cậu can đảm chống lại vì đã có bố Phi-lip.

Tóm tắt bài Bố của Xi-mông – mẫu 2

Xem thêm:  Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập năm 2021

Cậu bé Xi-mông khoảng 7 – 8 tuổi lần đầu đến trường. Em bị bạn bè chế giễu vì không có bố. Xi-mông đã đánh nhau và tấn công những ai chế nhạo mình. Nhưng em vô cùng đau khổ vì sự thật em không có bố. Xi-mông đi ra bờ sông và định tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em vơi bớt nỗi buồn đôi chút. Nhưng nghĩ đến nhà, đến mẹ, em lại khóc. Bác thợ Phi-líp nhìn thấy, an ủi và đưa em về nhà. Phi-líp đã nhận làm bố của em. Hôm sau Xi-mông đến trường, lũ bạn xấu vẫn giễu cợt nhưng Xi-mông dám đối mặt vì em tự tin rằng mình có bố Phi-líp.

Tóm tắt bài Bố của Xi-mông – mẫu 3

Truyện viết về cậu bé Xi-mông. Mẹ của cậu là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra Xi mông. Vì thế, dưới con mắt mọi người, cậu bé không có bố. Khi mới đến trường, cậu bị đám bạn chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, đau đớn và buồn bã. Cậu bé muốn ra bờ sông tự tử, nhưng gặp một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác công nhân hỏi thăm, khuyên cậu không nên tự tử. Xi mông đề nghị Phi – líp làm bố của cậu và ông đồng ý. Hôm sau Xi mông sung sướng đến trường, lớn tiếng thông báo rằng cậu bây giờ đã có một người cha. Kết thúc truyện, Phi-líp cưới Blăng-sốt và bạn bè của Xi mông không chế giễu cậu bé nữa.

Xem thêm:  Soạn văn lớp 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần

Tóm tắt bài Bố của Xi-mông – mẫu 4

Câu chuyện về cậu bé mồ côi cha Xi Mông. Cậu luôn bị bạn bè giễu nhại vì cậu chỉ là đứa con không cha. Vì nóng giận, cậu đã đánh nhau với đám bạn ngỗ ngược kia. Nhưng dù vậy, cậu vẫn đau xót vô cùng, và đã nghĩ đến việc kết liễu đời mình. Mọi thứ dần dịu đi nhưng cậu vẫn rất buồn. Bác thợ Phi-Lip đã an ủi cậu trong khoảnh khắc buồn đau đó và nhận làm bố Xi-Mông. Trở lại trường học, cậu tự tin nói với bạn mình rằng mình đã có bố và không mảy may nghe lời giễu nhại.

Tóm tắt bài Bố của Xi-mông – mẫu 5

Bố của Xi-mông là câu chuyện về cậu bé Xi-mông mồ côi bố bị các bạn bắt nạt và xa lánh. Xi-mông tuyệt vọng và đau khổ đến mức đã từng muốn nhảy xuống sông cho chết đuối. Xi-mông gặp được bác Phi-lip người đã bắt chuyện với em và đưa em về nhà. Xi-mông gọi bác Phi-lip là bố và em vẫn luôn mang trong mình niềm tin rằng em đã có một người bố kể từ lúc ấy.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản là một phần của truyện ngắn Bố của Xi-mông, lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp, thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1986.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng năm 2021

– Giá trị nội dung: Đoạn trích khắc họa hình tượng cậu bé Xi-mông. Truyện cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. Đồng thời, nhắc nhở về lòng yêu thương bạn bè, rộng ra là lòng yêu thương con người.

– Giá trị nghệ thuật: 

+ Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… là nét đặc sắc trong đoạn trích

+ Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.

+ Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu