Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

B. Tìm hiểu tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1. Tác giả

– Đặng Trần Côn hiện chưa rõ năm sinh, năm mất.

– Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

– Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII.

– Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

2. Dịch giả

– Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên); nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Bà lập gia đình khá muộn (năm 37 tuổi), chồng bà là Nguyễn Kiều; vừa cưới xong, ông đã đi sứ Trung Quốc. Có thể bà đã dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian này. Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hán Truyền kì tân phá.

– Phan Huy Ích (1750 – 1822), tự là Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sau di cư ra làng Sài Sơn, phủ Quốc Oai, nay thuộc Hà Tây; đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi; sáng tác còn có Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.

3. Tác phẩm

Xem thêm:  Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

a. Chinh phụ ngâm

– Hoàn cảnh ra đời: Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

– Thể loại: Ngâm khúc, là một thể loại trữ tình có quy mô tương đối lớn. Tác phẩm ngắn nhất có đến trăm câu thơ, thậm chí vài trăm câu thơ. Đó là những khúc tự tình trên cơ sở xây dựng hình tượng nhân vật độc thoại.

– Số lượng: 476 câu thơ. g Bản dịch: 412 câu.

– Thể thơ: Trường đoản cú (câu thơ dài ngắn khác nhau) g Bản dịch: Thể thơ song thất lục bát.

– Tóm tắt: Tác phẩm mở đầu với khung cảnh của chiến tranh ác liệt và nhà vua truyền hịch kêu gọi mọi người tham gia chiến cuộc. Trong bối cảnh này, nàng chinh phụ hình dung cảnh chồng nàng lên đường phò vua giúp nước, ra đi với quyết tâm giành hàng loạt thành trì dâng vua, hùng dũng trong chiếc chiến bào thắm đỏ và cưỡi con ngựa sắc trắng như tuyết. Cuộc tiễn đưa lưu luyến kết thúc, người chinh phụ trở về khuê phòng và tưởng tượng ra cảnh sống của chồng nơi chiến địa. Những xúc cảm về một hình ảnh “lẫm liệt” của chồng phút chia ly đã dần mờ nhòe, thay thế vào đó là nỗi lo sợ khủng khiếp về số phận của chồng giữa chiến trường khốc liệt, đầy oan hồn tử khí, và niềm đau khổ khôn nguôi về thân phận đơn chiếc của bản thân nàng. Trong phần tiếp theo, câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ quyên hót, đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng “trăm sầu nghìn não” khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành. Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn làm việc, biếng lơi trang điểm, ngày đêm khẩn cầu mong được sống hạnh phúc cùng chồng. Kết thúc khúc ngâm, người chinh phụ hình dung ngày chồng nàng chiến thắng trở về giữa bóng cờ và tiếng hát khải hoàn, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc trong thanh bình, yên ả.

– Giá trị nội dung:

+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch)

+ Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên một tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.

b. Đoạn trích

– Vị trí đoạn trích: Từ câu 193 đến câu 216.

– Thể loại: Ngâm khúc.

– Thể thơ: Song thất lục bát.

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

Xem thêm:  Viếng lăng Bác - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

+ Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa.

– Giá trị nội dung: Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Miêu tả tâm lí nhân vật (tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…).

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

C. Sơ đồ tư duy Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

D. Đọc hiểu văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1. Nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ

a. Tám câu thơ đầu:

– Cử chỉ, hành động:

+ Đi đi lại lại trong hiên vắng.

+ Buông rèm rồi lại cuốn rèm lên không biết bao nhiêu lần.

→ Những động tác lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa. Tâm trạng thẩn thờ, trong lòng chồng chất ưu tư, trĩu nặng u buồn, không biết san sẻ cùng ai, một mình mình biết, một mình mình hay.

“Dạo hiên vắng”:

+ Không phải tâm thế của một con người ”thưởng hoa vọng nguyệt”.

+ Là tâm trạng của một con người đang âm thầm chịu đựng, âm thầm lẻ loi, cô đơn.

“Ngồi rèm thưa” → trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy.

– Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăng – đèn chẳng biết).

+ Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng – đèn có biết).

→ Với những biện pháp nghệ thuật này càng làm tâm trạng người chinh phụ thêm day dứt, khắc khoải hơn.

+ Điệp từ “biết” + việc luyến láy âm “iết” → Làm câu thơ vang lên âm điệu da diết, hay cũng chính là âm vang của cõi lòng căng thẳng đợi chờ trong vô vọng.

+ Hình ảnh so sánh ”hoa đèn – bóng người”: → Làm nổi bật nổi cô độc,thương tâm.

Rõ ràng, người chinh phụ trong đoạn trích hầu như đã mất hết sức sống, số phận con người tựa như tàn đèn cháy kết đỏ lại đầu sợi bấc. Con người bây giờ chỉ còn là “bóng người” trống trải, vừa đối xứng, vừa tương đồng và là hiện thân của kiếp hoa đèn tàn lụi.

b. Tám câu thơ tiếp

– Yếu tố ngoại cảnh: “Gà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”

+ Tiếng gà gáy eo óc

+ Bóng cây hòe ủ rủ trong đêm.

→ Tả cảnh ngụ tình: Có thể thấy, cảnh vật và sự sống bên ngoài đều nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, bất định không dễ nắm bắt.

Làm tăng sự vắng vẻ, cô đơn, hoang vắng đáng sợ.

– Cảm nhận về thời gian: Đầy ắp tâm trạng “Khắc giờ đằng đẵng như niên /Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”

+ ”đằng đẵng” → nỗi buồn kéo dài.

+ ”dằng dặc” → nỗi buồn đau nặng trĩu.

→ Nhấn mạnh mối sầu trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.

– Các từ “đằng đẵng”,“dằng dặc” tạo âm hưởng buồn thương, ngân nga như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng.

– So sánh: 1 giờ = 1 năm; Mối sầu = biển lớn mênh mông

Nỗi buồn kéo dài theo thời gian và bao trùm lên cả không gian mênh mông như biển cả.

Xem thêm:  Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú năm 2021

– Động từ “Gượng” → Sự miễn cưỡng, chán chường.

+ Gượng đốt hương → miễn cưỡng tìm sự thanh thản nhưng lòng dạ lại mê man, không tập trung.

+ Gượng soi gương: “gượng” soi gương mà nước mắt nhòe mi.

→ Nổi buồn khổ của chinh phụ tới cực điểm.

– Gượng gảy đàn: gợi khát khao hạnh phúc, sợ điềm gở (theo quan niệm của người xưa “dây uyên kinh đứt”, “phím loan chùng” báo hiệu sự không may mắn).

→ Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, sẻ chia nổi lòng nên nỗi cô đơn, sầu nhớ càng thêm chồng chất.

Tiểu kết:

– Tâm trạng của người chinh phụ ở 16 câu đầu: cô đơn lẻ loi, rối bời, nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu triền miên đến mê sảng.

– Nghệ thuật diễn tả tâm trạng trong 16 câu đầu:

+ Miêu tả cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại.

+ Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ vòng tròn (rèm, đèn), câu hỏi tu từ, so sánh phóng đại.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn độc thoại nội tâm (Dạo hiên… thôi) với giọng kể, lời nhận xét đồng cảm của tác giả – người kể chuyện.

+ Tả cảnh ngụ tình: dùng thiên nhiên, sự vật (tiếng gà, cây hòe, thời gian) để diễn tả tâm trạng.

2. Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ

– Không gian được mở rộng: “Non Yên dù chẳng tới miền/ Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”

+ “Non Yên” → Ước lệ chỉ miền núi non biên ải xa xôi.

+ Hình ảnh đường lên trời xa vời.

→ Hình ảnh ước lệ gợi lên sự xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ. Nổi nhớ trong lòng người chinh phụ đã tràn ra cả không gian và thời gian rộng lớn.

– Trong hình ảnh khoa trương: “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”.

+ Thời gian thương nhớ ”đằng đẵng”.

+ Không gian chia li rộng lớn mà chỉ kích thước của vũ trụ “đường lên bằng trời” mới sánh kịp.

→ Một nỗi nhớ thương triền miên, được cụ thể hóa trong độ dài của thời gian, độ rộng của không gian ( đường lên bằng trời).

+ “Thăm thẳm” gợi:

  • Độ dài của thời gian.
  • Độ rộng của không gian.
  • Độ sâu của nỗi nhớ.

→ Không gian vô tận và nỗi nhớ vô cùng.

Đau đáu → Khát khao >< vô vọng.

→ Tình và cảnh thẩm thấu lẫn nhau → Nỗi lòng thương nhớ nặng nề.

– Câu thơ là một hiện thực cụ thể của một nỗi lòng, nỗi lòng đã hoàn toàn phơi ra ngoài cảnh vật. Hình ảnh:

+ “Cành cây sương đượm” → Gợi sự buốt giá trong tâm hồn người.

+ “Tiếng trùng mưa phun” → Ảo não.

→ Khao khát sự đồng cảm nhưng vô vọng, sầu nhớ thèm da diết. Khi “tiếng trùng mưa phun“ rung lên ta không còn nghe tiếng của ”lòng này” nữa mà là tâm trạng của người chinh phụ đã lẫn khuất trong hình ảnh, âm điệu của tự nhiên, âm thanh của tiếng trùng hay cũng chính là âm thanh của một cõi lòng tan nát.

Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu