Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây

Câu hỏi: Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây

A. Công suất lớn

B. Độ định hướng cao

C. Độ đơn sắc cao

D. Cường độ lớn

Lời giải: 

Đáp án: A Công suất lớn

Giải thích: Laser là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

– Đặc điểm:

+ Có tính đơn sắc rất cao

+ Là chùm sáng kết hợp ( cùng tần số, cùng pha)

+ Là chùm sáng song song ( có tính định hướng cao)

+ Có cường độ lớn

Kiến thức mở rộng về tia LAZE

I. Khái niệm, đặc điểm tia laze

– Khái niệm: Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa vào hiện tượng phát xạ cảm ứng.

– Đặc điểm:

+ Có tính đơn sắc rất cao

+ Là chùm sáng kết hợp ( cùng tần số, cùng pha)

+ Là chùm sáng song song ( có tính định hướng cao)

+ Có cường độ lớn

II. Cấu tạo của laze

– Người ta đã chế tạo được các loại laze sau: laze khí, laze rắn và laze bán dẫn.

– Cấu tạo của laze rắn: laze rubi.

Rubi (hồng ngọc) là Al_2O_3Al2​O3​ có pha Cr_2O_3Cr2​O3​. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản cũng chính là màu của tia laze.

Xem thêm:  Phân biệt hệ miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu | Myphamthucuc.vn

Cấu tạo: Bề mặt phản xạ 95% gọi là gương bán mạ

III. Nguyên tắc hoạt động

Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây (ảnh 2)

– Nguyên tắc hoạt động quang trọng nhất của laze là sự phát xạ cảm ứng. phát xạ cảm ứng là hiện tượng: Nếu một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hf, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε’ = ε bay lướt qua nó thì lập tứ nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε bay cùng phương với phôtôn ε’. Ngoài ra sóng điện từ ứng với phôtôn ε cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ ứng với phôtôn ε’. Như vậy nếu có một phôtôn bay qua một loạt các nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thí số phôtôn tăng lên theo cấp số nhân. Các phôtôn này cùng năng lượng, cùng phương, cùng pha dao động.

IV. Ứng dụng:

– Trong y học: sử dụng làm dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi, chữa một số bệnh ngoài ra nhờ tác dụng nhiệt.

– Trong thông tin liên lạc: liên lạc vô tuyến ( vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ,…), truyền tin bằng cáp quang, đọc đĩa CD,…

– Trong công nghiệp: cắt, khoan,… chính xác.

– Trong trắc địa: đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng,…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập