Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A. Đã biểu hiện ra kiểu hình.   

B. Gen hay đột biến nhiễm sắc thể.

C. Nhiễm sắc thể.   

D. Gen.

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Đã biểu hiện ra kiểu hình.   

Giải thích:

Đột biến sinh học là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến (Đột biến trung tính). Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.

Kiến thức mở rộng:

1. Đột biến sinh học là gì?

Đột biến sinh học là những biến đổi bất thường trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể), dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng, những biến đổi này có tính chất bền vững và có thể di truyền cho các đời sau. Đa số là đột biến gen là đột biến lặn và có hại, một số ít có lợi và có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tiến hóa và chọn giống, còn có những đột biến không có hại cũng không có lợi cho cơ thể mang đột biến (Đột biến trung tính). Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể gọi là thể đột biến.

Xem thêm:  Trắc nghiệm GDQP 12 Bài 3. Tổ chức Quân đội | Myphamthucuc.vn

2. Nguyên nhân đột biến:

 – Do tác nhân của môi trường ngoài cơ thể (thường là do tác động của con người) như:

– Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, tia cực tím, sốc nhiệt,…

 – Tác nhân hóa học: ảnh hưởng của nhiều chất hóa học như nicotine, cosinsin, dioxine (chất độc da cam),…

– Tác nhân sinh học: vi-rút, vi khuẩn,….

– Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào (xuất hiện một cách tự nhiên).

3. Phân loại đột biến:

Căn cứ vào tính chất xuất hiện đột biến, có thể phân chia thành các dạng như sau:

  • Đột biến gen (là những biến đổi trong cấu trúc của gen gồm các dạng như mất, thêm, thay thế cặp nucleotit). Nếu đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit thì gọi là đột biến điểm.
  • Đột biến nhiễm sắc thể, gồm: đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) và đột biến số lượng nhiễm sắc thể (thể dị bội, đa bội).

4. Cơ chế và vai trò của đột biến gen:

* Cơ chế:

a) Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN

– Các bazơ nitơ tồn tại ở dạng thường và dạng hiếm. Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm chúng kết cặp không đúng trong tái bản làm phát sinh đột biến gen.

b) Tác động của các tác nhân gây đột biến

– Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân liều lượng, cường độ và đặc điểm cấu trúc của gen.

Xem thêm:  Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX | Myphamthucuc.vn

+ Tác nhân vật lí: ví dụ tia tử ngoại tạo ra 2 phân tử timin trên cùng 1 mạch ADN → phát sinh đột biến gen.

+ Tác nhân hóa học: như chất 5-brôm uraxin (5BU) gây thay thế A-T bằng G-X.

+ Tác nhân sinh học: như virus viêm gan siêu vi B, virus Herpes… → cũng có thể gây đột biến gen.

* Vai trò:

Sự biến đổi cấu trúc phân tử của gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại protêin mà nó mã hóa, cuối cùng có thể dẫn đến biến đổi ở kiểu hình. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở từng cá thể riêng lẻ, không tương ứng với điều kiện sống, thường là đột biến lặn và có hại cho bản thân sinh vật vì chúng đã phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn và có hại, một số trung tính, một số có lợi, ngoài ra gen đột biến còn có thể gây chết. Những gen lặn chỉ biều hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp và trong điều kiên môi trường thích hợp

5. Đột biến nhiễm sắc thể:

– Sư biến đổi số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở một hay một cặp nhiễm sắc thể tạo nên thể dị bội hay xảy ra trên toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể hình thành thể đa bội.

  • Thể dị bội: Là hiện tượng số lượng nhiễm sắc thể của một hay một vài cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó bị thay đổi hoặc thêm bớt một vài nhiễm sắc thể và có tên gọi là thể 3 nhiễm, thể đa nhiễm hay thể khuyết nhiễm. Được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li sẽ tạo giao tử có hai nhiễm sắc thể cùng cặp, qua thụ tinh sẽ hình thành hợp tử có 3 nhiễm sắc thể.
  • Thể đa bội: Là hiện tượng làm tăng số lượng toàn thể bộ nhiễm sắc thể của tế bào thành đa bội chẵn (4n, 6n…) hoặc đa bội lẻ (3n, 5n…). Hình thành trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc không hình thành, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li sẽ tạo thành tế bào 4n
Xem thêm:  Tác giả - Tác phẩm: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

–  Về cấu trúc: Là những biến đổi bất thường về cấu trúc, hình thái hay số lượng nhiễm sắc thể. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. Nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân ngoại cảnh hay trong tế bào

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập