Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Lời giải:

Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

– Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.

– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,… lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

– Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.

– Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,…

– Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,…

Sau đây Toploigiai sẽ giúp các em đi tìm hiểu khái quát về các quốc gia cổ đại phương Tây để làm rõ được ảnh hưởng của các thành tựu khoa học của họ đến ngày nay. Mời các em cùng tham khảo.

Xem thêm:  Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit | Myphamthucuc.vn

Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma

1.Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

– Vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, hai quốc gia cổ đại phương Tây là Hy Lạp và Rô-ma hình thành trên 2 bán đảo Ban căng và Italia.

Lược đồ Hy Lạp và Rô ma cổ đại

– Vì điều kiện tự nhiên của vùng đất cũng như khí hậu không được thuận lợi cho việc trồng lúa cho nên cư dân Hy Lạp và Rô-ma trồng các loại cây như nho, ô liu và làm thủ công, đồ gốm, rượu nho… để buôn bán, lấy thu nhập để mua lương thực, thực phẩm. 

– Vùng đất giáp biển địa trung hải, có nhiều hải cảng, thuận lợi cho việc giao thương đường biển và buôn bán. Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động với các khu vực như Lưỡng Hà, Ai Cập…

=> Nền kinh tế chính của Hy Lạp và Rô-ma là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? (ảnh 2)
Buôn bán, giao thương ở cảng Pire (Hy Lạp)

2.Xã hội cổ đại phương Tây Hy lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào?

– Xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô-ma gồm có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

– Chủ nô. là người có quyền lực, có nền tảng kinh tế, giàu có và bóc lột nô lệ.

– Nô lệ. là lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, thường bị chủ nô đối xử tệ bạc, bóc lột sức lao động. Nô lệ được xem là tài sản riêng của chủ nô và bị xem là “công cụ biết nói”.

– Do tình trạng bóc lột nặng nề nên các nô lệ liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại chủ nô, đòi quyền lợi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71-73 TCN.

Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài lớp 8 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

3.Chế độ chiếm hữu nô lệ là gì? 

– Xã hội chiếm hữu nô lệ là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, trong đó, chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? (ảnh 3)
Cảnh chủ nô đánh đập nô lệ.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: Chủ nô và nô lệ.

+ Trong đó nô lệ là lực lượng sản xuất chính và thường bị bóc lột thậm tệ bởi chủ nô.

+ Chủ nô là những người có địa vị, có tài sản,  thống trị và bóc lột nô lệ.  Nắm mọi quyền hành chính trị. Họ chỉ hoạt động trong hai lĩnh vực chính là chính trị và văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, đầy đủ.

– Trên cơ sở mối quan hệ của chủ nô và nô lệ, và xã hội chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Tây, tại Hy Lạp và Rô-ma đã hình thành nên chế độ chiếm hữu nô lệ.

4.So sánh sự giống nhau và khác nhau về phân chia giai cấp của phương đông và Hy Lạp, Rô-ma

Giống nhau:

– Đều có giai cấp thống trị và bị trị.

– Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội.

– Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bị bóc lột.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Phương Đông

Quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma

Giai cấp thống trị  Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.  Chủ nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền. 
Giai cấp bị trị Nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ. Bình dân, nô lệ. 
Lực lượng sản xuất chính Nông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Quan hệ bóc lột chính Vua – quý tộc với nông dân công xã.  Chủ nô với nô lệ. 

 5. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma

– Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển.

Xem thêm:  Lý thuyết Hóa 10: Bài 1. Thành phần nguyên tử | Myphamthucuc.vn

– Là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.

a. Lịch và chữ viết

– Lịch: cư dân cổ đại  Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.

 – Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,.. lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

– Ngoài ra, còn có hệ “số La Mã” mà ngày nay hay sử dụng để đánh dấu các đề mục.

– Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

 b. Sự ra đời của khoa học

– Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lí, sử, địa..

+ Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py-tha-gor, Euclid..

+ Vật Lí: có Archimède.

+ Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê-rô-đốt, Tu-si-đi, Ta-sít.

– Khoa học đến Hi Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

 c. Văn học

– Ở Hi Lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me là I-li-át và Ô-đi-xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô-phốc, Bripít.

–  Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học – nghệ thuật Hi Lạp.

– Hình thức nghệ thuật chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).

– Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Sô-phốc, Ê-sin, Lu-crexơ, Viếc-gin…

– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cải thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

 d. Nghệ thuật

– Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? (ảnh 4)
Đấu trường Côliđê

– Ở Hy Lạp, có tượng nữ thần A-thê-na đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, Thần vệ nữ Mi-lô… Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.

– Ở Rô-ma, có nhiều công trình kiến trúc, như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô-li-dê.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập