Tác giả – Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật) | Myphamthucuc.vn

Ai đã đặt tên cho dòng sông

I. Tác giả

– Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở làng Bích Khê, xa Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

– Ông học tại Huế hết bậc Trung học, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường Đại học Huế năm 1964

– Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ

– Ông từng là Tổng thư kí Hội văn học nghệ thuật Trị Thừa – Thiên, Chủ tịch Hội Văn học Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

– Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

– Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh…

– Phong cách sáng tác:

   + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

   + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

– Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4-1-1946, in trong tập sách cùng tên.

– Bài bút kí có 3 phần, văn bản thuộc phần thứ nhất

2. Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “quê hương xứ sở”): Thủy trình của sông Hương

– Phần 2 (còn lại): Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa và thi ca của sông Hương

3. Giá trị nội dung

– Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở.

– Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.Bài kí góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với dòng sông và cũng là với quê hương, đất nước

4. Giá trị nghệ thuật

– Thể loại bút kí

– Văn phong hướng nội, súc tích, tinh tế và tài hoa

– Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực

– Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa…)

– Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập