Soạn văn lớp 6 Bài 10: Văn bản thông tin


Soạn văn lớp 6 Bài 10: Văn bản thông tin – Cánh diều

Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 10: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.

Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 10: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.




Soạn bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

1. Chuẩn bị 

– Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân – diễn biến – kết quả, nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra thế nào?, Kết quả ra sao?.

– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả:

+ Văn bản được đăng ở kienthuc.net.vn – báo điện tử của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam và vào thời điểm 28/04/2013. Thời điểm đó là chuẩn bị kỉ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2013) và đó là ngày mà Phạm Tuyên sáng tác bài hát cách đây 38 năm.

+ Văn bản thuật lại sự kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Sự kiện ấy được nêu ở phần 2 của văn bản.

+ Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện:

Ÿ Nguyên nhân: Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Ÿ Quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu

Ÿ Quá trình phổ biến bài hát:

○ Khi tác giả đưa hội đồng duyệt thì mọi người lùi và để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

○ Không ngờ thắng lợi đến nhanh thế, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.

○ Tác giả lập tức đưa luôn bài hát mình vừa sáng tác và được đi thu thanh.

○ Suốt đêm hôm ấy, mỗi đọc tin chiến thắng đều phát thanh bài hát đó.

+ Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Ý nghĩa của việc thuật lại kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng giúp người đọc hình dung được cả một quá trình dẫn đến sự kiện đó và từ đó nắm được cảm xúc vỡ òa của tác giả khi sáng tác bài hát, ý nghĩa bài hát đối với người dân Việt Nam.

– Đọc trước văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng; tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng và Chiến thắng 30-4-1975:

+ Phạm Tuyên sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930 là một nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam quê ở Hải Dương, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao,… Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng năm 2021

+ Bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng được chọn để phát vào chương trình thời sự đặc biệt lúc 17h khi Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng miền Nam trước toàn thế giới. Bài hát có giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, cả nhan đề và lời chưa đến 60 từ, chính vì vậy bài hát được phổ biến một cách rộng rãi ở Việt Nam và nước bạn.

+ Chiến thắng 30-4-1975: là sự kiện Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào 11 giờ 30 phút sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý thời điểm đăng bài báo.

Trả lời: 

Thời điểm đăng bài báo là 28/04/2013.

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Nêu tác dụng của sa pô bài báo.

Trả lời: 

Tác dụng của sa pô bài báo cho chúng ta biết thời gian sáng tác bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng là hai tiếng và cộng cả cuộc đời của Phạm Tuyên.

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các dấu ngoặc kép trong phần 2 dùng để làm gì?

Trả lời: 

Các dấu ngoặc kép trong phần 2 dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của Phạm Tuyên, mọi người trong hội đồng kiểm duyệt, ông Trần Lâm – giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chỉ ra câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát.

Trả lời: 

Câu văn nói về nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của bài hát: Bản tin chiều ngày 28-4-1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam về hành động oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất của phi công Nguyễn Thành Trung là cú hích quan trọng cho sự ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu hỏi trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý những thông tin về quá trình sáng tác và phổ biến bài hát.

Trả lời: 

– Thông tin về quá trình sáng tác: Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần chỉnh sửa một câu

– Thông tin phổ biến bài hát:

+ Khi tác giả đưa hội đồng duyệt thì mọi người lùi và để dành đến 7/5 kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

+ Không ngờ thắng lợi đến nhanh thế, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam yêu cầu tác giả ra một bài mới nhân dịp giải phóng miền Nam.

+ Tác giả lập tức đưa luôn bài hát mình vừa sáng tác và được đi thu thanh.

+ Suốt đêm hôm ấy, mỗi đọc tin chiến thắng đều phát thanh bài hát đó.

Câu hỏi trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ở phần 3, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Trả lời: 

Ở phần 3, tác giả muốn khẳng định số phận đặc biệt của bài hát – tồn tại mãi với thời gian, đến với mọi tầng lớp, chứa đựng cảm xúc vỡ òa cùng ngày chiến thắng.

Xem thêm:  Tả cây phượng vĩ năm 2021

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện gì?

Trả lời: 

Văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng thuật lại sự kiện ra đời và phát hành của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chỉ ra bố cục của văn bản và xác định nội dung chính của mỗi phần.

Trả lời: 

Văn bản có ba phần:

– Phần 1: Giới thiệu về câu chuyện ra đời bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

– Phần 2: Nguyên nhân, quá trình sáng tác và phổ biến bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

– Phần 3: Ý nghĩa của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

…………………………

…………………………

…………………………

Soạn bài Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng

1. Chuẩn bị 

– Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân – diễn biến – kết quả, nhằm trả lời ba câu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra thế nào?, Kết quả ra sao?.

– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả:

+ Văn bản được đăng ở thethaovanhoa.vn và vào ngày 15/12/2019. Thời điểm đó vào một năm trước (15/12/2018) là trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 giữa Việt Nam và Malaysia, kết quả là Việt Nam đã vô địch năm đó.

+ Văn bản thuật lại những nguyên nhân khiến bóng đá Việt Nam “thống trị” ở Đông Nam Á thời điểm năm 2019. Sự kiện ấy được nêu ở phần giữa của văn bản.

+ Thứ tự triển khai của sự kiện:

Ÿ Giới thiệu những thành công của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Ÿ Nêu nguyên nhân của bóng đá Việt Nam thành công ở thời điểm hiện tại.

+ Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Sự kiện được thuật lại cho người đọc thấy được sự thay đổi, phát triển của nền bóng đá do nhiều nguyên nhân cấu thành nên chứ không phải là may mắn.

– Đọc trước văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?; tìm hiểu thêm về đội tuyển bóng đá nam và nữ của Việt Nam ở thời điểm bài viết nêu lên. Ghi lại những thông tin em cho là thú vị:

+ Sau 60 năm, đội tuyển U22 bóng đá Việt Nam chính thức giành tấm HCV SEA Games 30 – danh hiệu còn thiếu trong phòng truyền thống mà bóng đá Việt Nam đã rất khao khát trong suốt quãng thời gian dài. 

+ Tuyển Việt Nam và Thái Lan đang là những tên tuổi lớn của bóng đá khu vực khi cả 2 đều lần lượt giữ chức vô địch ở môn bóng đá nữ. Tại SEA Games 2019, các cô gái trẻ của làng bóng đá Việt nam đã kiên cường thi đấu giành thắng lợi đem lại vẻ vang cho nền bóng đá nước nhà

+ Đội tuyển bóng đá nam nữ quả thật đã khơi dậy một sự khát khao; gắn kết những mắt xích trong một tập thể mà mỗi người làm tốt phần việc của mình (từ người phiên dịch đến các trợ lý mỗi người mỗi việc); đặt đúng và khai thác đúng những tiềm năng…

Xem thêm:  Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh năm 2021

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Sa pô bài báo nêu nội dung gì?

Trả lời: 

Sa pô bài báo nêu nội dung chính của bài là nguyên nhân khiến bóng đá Việt Nam “thống trị” ở Đông Nam Á thời điểm năm 2019.

Câu hỏi trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Thông tin chính của đoạn mở đầu này là gì?

Trả lời: 

Thông tin chính của đoạn mở đầu này là nêu những thành công của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Từ “thống trị” ở đây có nghĩa là gì?

Trả lời: 

Từ “thống trị” ở đây có nghĩa là đứng đầu, dẫn đầu.

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chú ý các đề mục được đánh số thứ tự và in đậm.

Trả lời: 

Các đề mục được đánh số thứ tự và in đậm:

– 1. Lòng khao khát của các cầu thủ

– 2. Sự tự tin

– 3. Sự tiến bộ của V-League

– 4. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài

– 5. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Lưu ý phân biệt lời văn trong và ngoài dấu ngoặc kép.

Trả lời: 

– Lời văn trong dấu ngoặc kép: một số là từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, còn đâu là lời của báo Smmsport.

– Lời ngoài dấu ngoặc kép là lời của báo thethaovanhoa.vn

Câu hỏi trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Nghĩa của từ “lắp ráp” ở đây là gì?

Trả lời: 

Nghĩa của từ “lắp ráp” ở đây là đưa các cầu thủ rời rạc khác nhau vào đúng chỗ để có thể tận dụng tối đa khả năng của cầu thủ ấy và phối hợp đồng đội của mình.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Chỉ ra các đoạn nêu nguyên nhân và kết quả trong văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?.

Trả lời: 

Trong văn bản Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?:

– Các đoạn nêu nguyên nhân:

+ 1. Lòng khao khát của các cầu thủ

+ 2. Sự tự tin

+ 3. Sự tiến bộ của V-League

+ 4. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài

+ 5. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi

– Đoạn nêu kết quả: Sẽ không quá lời khi nhận định rằng … “thống trị” Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại.

Câu 2 trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy tóm tắt những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng. Vì sao bài biết dành phần lớn nội dung để nói về các nguyên nhân này?

Trả lời: 

– Tóm tắt những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng:

+ Lòng khao khát của các cầu thủ thể hiện trên sân tập cũng như khi thi đấu.

+ Sự tự tin của họ “không ngán” bất cứ đối thủ nào.

+ Sự tiến bộ của V-League ở chỗ chú trọng đầu tư vào nền tảng, hệ thống, đặc biệt là việc đào tạo cầu thủ trẻ.

+ Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài nên hiểu rõ nhiệm vụ của mình và các đồng đội trên sân.

+  Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi người Hàn có đam mê và ý tưởng.

– Bài biết dành phần lớn nội dung để nói về các nguyên nhân này vì sự thay đổi, phát triển của nền bóng đá do nhiều nguyên nhân cấu thành nên chứ không phải là may mắn. Đó là nỗ lực của cả tập thể chứ không chỉ đơn giản nằm ở một cầu thủ.

…………………………

…………………………

…………………………

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu