Soạn bài Truyện Kiều – Phần Nỗi thương mình ngắn nhất


Soạn bài Truyện Kiều – Phần Nỗi thương mình

Bố cục:

– Phần 1: (4 câu đầu): Cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Kiều.

– Phần 2: (8 câu tiếp): Tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống quãng đời nhơ nhuốc nơi lầu xanh.

– Phần 3: (còn lại): Tâm trạng của Kiều được bộc lộ qua cảnh vật.

Vị trí:

Từ câu 1229 đến câu 1248

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 108 sgk Văn 10 Tập 2):

Bố cục: 3 phần

– Phần 1: (4 câu đầu): Cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Kiều.

– Phần 2: (8 câu tiếp): Tâm trạng cô đơn, chán ngán của Thúy Kiều khi phải sống quãng đời nhơ nhuốc nơi lầu xanh.

– Phần 3: (còn lại): Tâm trạng của Kiều được bộc lộ qua cảnh vật.

Câu 2 (trang 108 sgk Văn 10 Tập 2):

– Bút pháp ước lệ là cách sử dụng điển tích, điển cố để miêu tả cảnh vật hoặc tâm trạng con người

– Trong đoạn trích Nỗi thương mình, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều bút pháp ước lệ để miêu tả chốn lầu xanh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh, mưa Sở mây Tần, gió tựa hoa kề,…

Xem thêm:  Trọn bộ 500 bài văn mẫu lớp 11 năm 2021 hay nhất

⇒ Bút pháp ước lệ giúp tác giả miêu tả chốn lầu xanh nhơ bẩn mà ý thơ vẫn thanh cao, trang nhã ⇒ Thể hiện sự tôn trọng nhân cách cao đẹp của nàng Kiều

Câu 3 (trang 108 sgk Văn 10 Tập 2):

Các dạng thức đối xứng được sử dụng trong đoạn trích:

– Điệp từ sóng đôi: khi – lúc, khi sao – giờ sao, vui – vui, ai – ai,…

– Tiểu đối: sớm đưa Tống Ngọc – tối tìm Trường Khanh, khi tỉnh rượu – lúc tàn canh, cung cầm trong nguyệt – nước cờ dưới hoa,…

– Đối xứng cấp thấp: bướm lả – ong lơi, lá gió – cành chim, dày gió – dạn sương, bướm chán – ong chường, mưa Sở – mây Tần, gió tựa – hoa kề, nét vẽ – câu thơ,…

⇒ Sử dụng liên tiếp những sự đối xứng, trực tiếp phơi mở tâm trạng của Thúy Kiều: tâm trạng tự xót thương cho thân phận mình.

Câu 4 (trang 108 sgk Văn 10 Tập 2): Ý nghĩa mới mẻ trong nỗi thương mình của nhân vật: sự tự ý thức về cá nhân trong mọi thời đại mà cái cá nhân có xu hướng triệt tiêu. Hơn nữa, đây lại là ý thức cá nhân của một người phụ nữ, đối tượng được giáo dục theo tinh thần “tam tòng” an phận thủ thường, cam chịu, nhẫn nhục. Sự tự ý thức về bản thân của nàng Kiều có ý nghĩa “cách mạng”. Con người không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà còn biết ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân.

Xem thêm:  Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn lớp 6

Câu 5 (trang 108 sgk Văn 10 Tập 2):

– Trước hết đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.

– Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ “trinh” và giá trị nhân phẩm của nàng. Vì chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay biết bao nhiêu hạng người nhưng tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích “Nỗi thương mình” là một đoạn tiêu biểu.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua đoạn trích này, học sinh thấy được:

Nội dung:

– Kiều nhận thức rõ ràng về thân phận khổ đau của mình khi rơi vào tình cảnh trớ trêu.

– Ý thức giữ gìn bản thân trong sạch và sự phản kháng của Kiều khi bị đè nén giữa nơi bùn nhơ.

⇒ Nguyễn Du không chỉ thương xót chung chung mà ông chú ý đến những nỗi đau cá nhân của con người.

Nghệ thuật:

– Sử dụng tối đa các cặp tiểu đối để nhấn mạnh tình cảnh, tâm trạng của Thúy Kiều.

– Sử dụng các hình ảnh tượng trưng, ước lệ, các điển tích, điển cố một cách nhuần nhuyễn nhằm miêu tả một cách chân thực cuộc sống chốn lầu xanh nhơ bẩn nhưng vẫn đảm bảo sự tôn trọng đối với Kiều.

Xem thêm:  Tả con mèo năm 2021

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu