Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) ngắn nhất


Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

Câu 1 (trang 146 sgk Văn 9 Tập 1):

– Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh tự nhiên hoặc của con người.

– Từ tượng hình: gợi tả dáng điệu, trạng thái của sự vật.

Câu 2 (trang 146 sgk Văn 9 Tập 1):

Những tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, chim chích chòe,…

Câu 3 (trang 146 sgk Văn 9 Tập 1):

Từ tượng hình:

– Lốm đốm → chỉ màu sắc.

– Lê thê → dáng diệu

– Loáng nhoáng → hình ảnh.

– Lồ lộ → hình ảnh.

→ Tác dụng: tập trung gợi tả hình ảnh đám mây tan dần một cách cụ thể, sống động.

II. Một số phép tu từ từ vựng

Câu 1 (trang 147 sgk Văn 9 Tập 1):

– So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật khác, có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Nhân hóa: gợi cả con vật, cây cối bằng những từ để tả hoặc nói về con người.

– Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác trên cơ sở có nét tương đồng.

– Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ tương đồng.

Xem thêm:  Mẹ tôi - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

– Nói quá: miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

– Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự.

– Điệp ngữ: dùng đi, dùng lại các từ ngữ trong cùng một văn bản nhằm nhấn mạnh điều cần nói đến.

Câu 2 (trang 147 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Phép tu từ ẩn dụ: “Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”

Hoa, cánh: ngầm chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng.

Lá, cây: chỉ gia đình và người thân của Kiều.

→ Tác dụng: những lời khuyên của Kiều với cha và đức hi sinh của Kiều.

b, Sử dụng liên tiếp phép tu từ so sánh: tiếng đàn của Kiều cất lên: trong như tiếng Hạc bay qua, đục như tiếng suối…, tiếng khoan như gió…, tiếng mau sầm sập…”.

→ Tác dụng: tiếng đàn Kiều biến tấu đa dạng,

c, Sử dụng biện pháp nói quá, tài sắc của Kiều: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, làn thu thủy nét xuân sơn…”; “nghiêng nước nghiêng thành”…

→ Tác dụng: tài sắc của Kiều không gì có thể sánh được.

d, phép nói quá: Gác kinh nơi nàng Kiều bị giam lỏng, viện sách là nơi Thúc Sinh đọc sách. Hai nơi ấy vốn gần nhau mà giờ trở nên cách xa “gấp mười quan san”.

→ Tác dụng: diễn tả sự ngăn cách của Kiều và Thúc Sinh.

Xem thêm:  Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt năm 2021

e, Phép chơi chữ: tài và tai chữ gần âm nhưng khác nhau về nghĩa. Tài là tài năng, còn tai là những tai ương, tai họa.

→ Tác dụng: Nói về số phận chớ trêu của những con người tài hoa.

Câu 3 (trang 147 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Phép điệp: “còn…”

Tác dụng: nhấn mạnh sự say sưa của anh chàng đối với cô bán rượu. Sự say sưa đó như một sự hiển nhiên như trời đất non nước.

b, Phép nói quá: gươm mài đá khiến đá cũng phải mòn, voi uống nước thì nước sông cũng phải cạn.

→ Tác dụng: nhấn mạnh sự hùng mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

c,

– So sánh: tiếng suối trong như tiếng hát.

– Điệp ngữ: tiếng, lồng, chưa ngủ.

– So sánh: cảnh khuya – vẽ người chưa ngủ

→ Tác dụng: cảnh đẹp nơi thiên nhiên núi rừng: tiếng suối êm dịu, ánh trăng lung linh huyền ảo và tâm trạng thao thức của Bác không ngủ được vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

d, Nhân hóa: trăng hành động như con người “nhòm” khe cửa ngắm nhìn con người.

→ Tác dụng: trăng được nhân hóa như con người, như người bạn tri âm tri kỉ với Bác.

e,

Ẩn dụ: mặt trời của mẹ là em bé trên lưng mẹ.

→ Tác dụng: em bé là niềm tin, sức mạnh, nguồn hi vọng của đời mẹ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu