Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ngắn nhất


Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

a.

– Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể.

– Sự việc phát triển: vua Hùng ra điều kiện kén rể và Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

– Sự việc cao trào: Sơn Tinh đến trước được vợ. Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.

– Sự kiện kết thúc: Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.

b.

– Theo em, không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì làm như thế, người đọc sẽ không hiểu bối cảnh lịch sử đang diễn ra ở thời điểm nào. Vô hình chung làm mất đi một phần quan trọng về đặc điểm của truyền thuyết.

– Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là vô cùng cần thiết. Vì làm như thế càng chứng tỏ rằng chàng xứng đáng được làm rể vua Hùng.

– Nếu bỏ sự kiện vua Hùng kén rể thì mạch truyện trở nên thiếu logic và không còn tính chặt chẽ, gây cấn nữa.

– Việc Thủy Tinh nổi giận là có lí. Bởi lẽ, chàng cũng đã cố gắng hết sức để mong muốn lấy Mị Nương làm vợ. Nhưng lại không lấy được nàng chỉ vì đến muộn một chút.

c.

– Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng:

      + Giọng kể trang trọng, đầy thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh.

      + Điều kiện kén rể đều mang chủ đích có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.

Xem thêm:  Soạn bài Cô Tô (Nguyễn Tuân) ngắn nhất

– Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa khẳng định tinh thần khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi của người dân lao động.

– Không thể đế cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế sẽ làm mất đi phần nào đặc điểm của truyền thuyết. Vì truyền thuyết sẽ không bao giờ mong muốn người dân lao động là con người thất bại, nhân dân ta phải chìm trong biển nước.

– Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước…”. Bởi lẽ, câu đấy chính là để dụng ý của người sáng tác với mong muốn là giải thích các hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật thiên nhiên.

2. Nhân vật trong văn tự sự

a.

– Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là: Sơn Tinh và Thủy Tinh.

– Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Thủy Tinh.

– Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng hoặc đổ vỡ.

b.

– Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể bằng cách:

      + Gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh

      + Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

      + Được kể qua các việc làm.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 38 sgk Văn 6 tập 1)

– Các sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã làm:

      + Hùng Vương: kén rể cho con gái.

      + Mị Nương: đi lấy chồng.

      + Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi ngăn dòng nước lũ, cưới Mị Nương làm vợ.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Trao duyên chọn lọc

      + Thuỷ Tinh: hô mưa, gọi gió, dâng nước đánh Sơn Tinh.

a. Vai trò của các nhân vật:

– Hùng Vương: thể hiện một vị vua không chỉ biết chăm lo cho vận mệnh đất nước, cho muôn dân. Ngoài ra, ông cũng giống như bao người cha khác là mong muốn con gái mình tìm được một chỗ dựa an toàn và bền vững.

– Mị Nương: là một người con gái hiếu thảo, biết nghe lời cha, phù hợp với mô tip phụ nữ truyền thống.

– Sơn Tinh: thể hiện tinh thần chiến đấu với thiên tai của người dân lao động là luôn rất kiên trì và bền bỉ.

– Thủy Tinh: thể hiện cho những vụ thiên tai, lũ lụt gây biết bao thiệt hại, thương đau cho con người hằng năm.

b. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gắn với nhân vật chính:

– Nhân vật Sơn Tinh: Khi nghe thấy Vua Hùng ban lệnh kén rể, Sơn Tinh bèn đến xin cầu hôn Mị Nương. Sau khi, nghe các sính lễ cần phải có, Sơn Tinh lập tức đi kiếm tìm và chàng chính là người đến trước, mang đầy đủ nhưng thứ mà vua Hùng yêu cầu. Vì thế, Sơn Tinh lấy được Mị Nương làm vợ. Thế nhưng, để có được Mị Nương, Sơn Tinh đã phải trải qua cuộc giao tranh đầy dai dẳng với Thủy Tinh. Tuy nhiên, cuối cùng Sơn Tinh cũng chiến thắng và lấy được Mị Nương làm vợ.

– Nhân vật Thủy Tinh: Khi nghe thấy vua Hùng ban lệnh kén rể, Thủy Tinh đã nhanh chóng đến xin để xin cầu hôn Mị Nương. Mặc dù, đã rất cố gắng đi tìm kiếm đầy đủ các lễ vật mà nhà vua yêu cầu, nhưng Thủy Tinh đã đến muộn hơn Sơn Tinh. Vì thế, chàng đã không thể lấy Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh cảm thấy vô cùng tức giận, liền hô mưa gọi gió với mong muốn giành lại được Mị Nương. Thế nhưng, cuối cùng Thủy Tinh cũng phải chấp nhận thua cuộc, không lấy được Mị Nương. Tuy nhiên, hằng năm nghĩ về mối hận ấy, Thủy Tinh vẫn thường dâng nước lên để thỏa nỗi uất hận trong lòng.

Xem thêm:  Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến năm 2021

c. Truyện được gọi là “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vì đây là hai nhân vật chính trong câu chuyện. Mọi diễn biến, sự việc đều xoay quanh hai nhân vật này.

– Theo em, chúng ta không nên đổi tên truyện bằng những cái tên khác. Vì làm như vậy sẽ làm phai nhạt đi ý nghĩa, mong muốn mà các tác giả dân gian muốn truyền tải.

Câu 2 (trang 39 sgk Văn 6 Tập 1):

– Nhan đề: Một lần không vâng lời

– Em dự định sẽ kể sự việc: Không làm bài tập về nhà.

– Diễn biến:

      + Buổi tối, trên ti vi có một chương trình rất hấp dẫn. Trong khi đó, tôi vẫn chưa hoàn thành bài tập về nhà.

      + Chị gái tôi giục đi làm bài tập nhanh lên rồi đi ngủ.

      + Tôi vẫn cố gắng lì lợm ngồi xem chương trình đang chiếu trên ti vi.

      + Lúc chương trình kết thúc thì hai mắt tôi cũng díp lại.

      + Tôi quyết định đi ngủ mà không ngồi làm nốt bài tập về nhà.

      + Sáng hôm sau, tôi đi học. Cô giáo gọi lên để chấm bài, nhưng hôm qua tôi có làm đâu cơ chứ. Tôi cảm thấy hối hận vô cùng. Khi ấy, chỉ ước quay lại thời gian tối qua để hoàn thành bài tập về nhà.

– Nhân vật trong câu chuyện chính là tôi.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu