Soạn bài Sau phút chia li ngắn nhất


Soạn bài Sau phút chia li

Câu 1 (trang 92 sgk Văn 7 Tập 1): Thể thơ của bài là thể thơ song thất lục bát. Đặc điểm của thể thơ:

– Số câu: Bốn câu thành một khổ

      + Hai câu 7 chữ (song thất)

      + Hai câu 6 – 8 (lục bát)

– Số lượng khổ thơ không hạn định.

– Hiệp vần :

      + Chữ cuối của câu 7 trên vần dưới chữ thứ 5 câu 7 dưới

      + Chữ cuối của câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8

      + Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2 (trang 92 sgk Văn 7 Tập 1): Qua 4 câu thơ đầu, nỗi sầu muộn của người vợ đã được gợi ra như:

Hỉnh ảnh cô đơn, lẻ loi, ngoái trông, hướng về chồng nhưng trước mắt chỉ là một màu xanh.

Việc sử dụng phép đối chàng thì đi – thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” gợi ra, nhấn mạnh nỗi chia li, xa cách của người vợ và người chồng. Đặc biệt, hình ảnh “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” như khiến không gian xa cách thêm xa vời vợi. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.

Câu 3 (trang 92 sgk Văn 7 Tập 1):

Xem thêm:  Viết đoạn văn suy nghĩ về tinh thần tự học năm 2021

Qua 4 câu khổ thơ thứ hai, nỗi sầu được gợi ra: Xuất hiện địa danh xa cách: Chốn Hàm Dương và bến Tiêu Tương: Tượng trưng cho 2 vị trí xa cách của đôi vợ chồng. Cũng như 4 câu thơ đầu, ở đây tác giả vẫn sử dụng những hình ảnh tương phản đối lập: Chàng ngảnh >< thiếp trông, cho thấy tình cảm vợ chồng yêu thương nhau mặc dù phải chia ly

Bằng những hình ảnh tương phản phối hợp với các điệp từ và đảo vị trí của 2 địa danh tác giả muốn chia đều cảm xúc của hai người nhấn mạnh nỗi sầu xa cách. Đọc 4 câu thơ này, ta thấy tình cảm nhớ nhung cứ tăng dần, tăng dần. Điều đó cho thấy sự chia ly ở đây là sự chia ly về cuộc sống và thể xác, còn trong tình cảm tâm hồn hai vợ chồng ấy vẫn gắn bó thiết tha. Họ vẫn hướng về nhau, dõi theo để tìm nhau, nhìn thấy nhau. Nhưng càng hướng về nhau thì không gian và thời gian càng đẩy họ xa nhau. Do đó lời thơ không chỉ biểu hiện nỗi sầu chia ly mà còn nhấn mạnh sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà phải chia xa, càng dõi nhìn nhau càng không thấy nhau.

Câu 4 (trang 93 sgk Văn 7 Tập 1):

Qua bốn câu thơ cuối, nỗi sầu đó tiếp tục được gợi tả và nâng lên nỗi buồn li biệt đã trở thành một khối sầu thương, nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ.

Xem thêm:  Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ngắn nhất

Các điệp từ cùng, thấy trong hai câu thơ 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng: hai hình hài của thiếp và chàng cũng bị xóa mờ. Chỉ còn lại những ngàn dậu nối nhau xanh xanh rồi xanh ngắt, mênh mông khắp trời. Lúc này cho ân tình cảm vũ trụ là màu xanh, xanh đến rợn ngợp, xanh não nề, nhức buốt tận đáy lòng.

Câu 5 (trang 93 sgk Văn 7 Tập 1): Chỉ ra các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của điệp ngữ đó là:

– Phép điệp

      + Điệp đối tượng của bài thơ, chủ thể trữ tình “chàng” và “thiếp”

      + Điệp các địa danh, hướng và màu sắc: Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.

– Tác dụng:

      + Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phu và chinh phụ

      + Nỗi buồn chia li trở nên da diết, đau đớn khuôn nguôi hơn.

      + Diễn tả nỗi cách biệt muôn trùng, không chỉ cách biệt về không gian mà nó là dự cảm cho sự cách biệt của 2 thế giới, bởi trong xã hội có chiến tranh phi nghĩa đó, người ta đã dự đoán được số kiếp của những người lính chinh phu rồi.

Câu 6 (trang 93 sgk Văn 7 Tập 1): Cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ:

Xem thêm:  Câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 chọn lọc

– Cảm xúc chủ đạo: Tiếng nói cảm thông chia sẻ với nỗi buồn chia li của người chinh phu và người chinh phụ, qua đó thể hiện tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy con người tới những bi kịch, khổ đau.

– Ngôn ngữ: Ngôn từ chọn lọc, chắt chiu, sử dụng các thủ pháp điệp tinh xảo, tài tình.

– Giọng điệu: Giọng điệu buồn thương, tiếc nuối, đau đớn trước nỗi sầu li biệt của người ra đi và kẻ ở lại.

Luyện tập

Câu 1 (trang 93 sgk Văn 7 Tập 1): Phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách:

a. Các từ chỉ màu xanh: núi xanh, xanh xanh bãi mía ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt một màu…

b.Phân biết sự khác nhau của các màu xanh: các màu xanh của các đối tương khác nhau với sắc thái có chiều hướng tăng lên: xanh -xanh xanh -xanh ngắt.

c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ: Màu xanh của tâm trạng nhớ nhung, lo lắng, của nỗi buồn chia li không ngày hẹn gặp lại.

Câu 2 (trang 93 sgk Văn 7 Tập 1): Học thuộc lòng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu