Soạn bài Phương pháp tả người ngắn nhất


Soạn bài Phương pháp tả người

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

Câu 1 (trang 59 – 60 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đọc

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a+b:

Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3
Tả dượng Hương Thư – người chèo thuyền vượt thác: khỏe mạnh, oai phong, dũng mãnh, hiền lành.
– Từ ngữ, hình ảnh:
+ Như một pho tượng đồng đúc.
+ Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắm chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
+ Như một hiệp sĩ…
+ Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì.
Tả hình ảnh hai người trong keo vật.
– Quắm Đen: trẻ trung, nhanh nhẹn.
– Từ ngữ, hình ảnh: Lăn xả vào, đánh ráo riết, dùng cái sức lực đương trai lấn lướt, hạ nhanh, vờn tả, đánh hữu.
– Cản Ngũ: chậm chạp, khỏe mạnh.
– Từ ngữ, hình ảnh: Chậm chạp, lúng túng, đứng như cây trồng, nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng nhẹ nhàng.
Tả chân dung Cai Tứ: gầy nhỏ, quỉ quyệt, xảo trá.
– Từ ngữ, hình ảnh: Thấp, gầy, má hóp, cặp lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mũi gồ, cái mồm tối om như cửa hang…
⇒ Đoạn 1, 3: tả người với công việc. (dùng nhiều động từ, tính từ). ⇒ Đoạn 2: khắc hoạ chân dung nhân vật.
(hình ảnh tĩnh, nhiều danh từ, tính từ).
Xem thêm:  Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

c. Đoạn 3 :

– Mở bài (từ đầu … nổi lên ầm ầm) : giới thiệu về quang cảnh diễn ra hội vật.

– Thân bài (tiếp … sợi dây ngang bụng vậy): diễn biến cụ thể của keo vật.

– Kết bài (còn lại): đánh giá, cảm nhận về keo vật.

Có thể đặt: Đấu vật, keo vật bất ngờ, keo vật thách đấu; Quắm Đen – Cản Ngũ so tài…

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

– Tả em bé: Mắt tròn xoe, tóc đen mượt, mũm mĩm đáng yêu, nước da trắng như bột, nhanh nhẹn…

– Tả cụ già: tóc bạc, móm mém , da hằn lên vết nhăn thời gian, lưng còng, bước đi chập chạp…

– Tả cô giáo đang giảng bài: Giọng nói ấm, đứng, ngồi, nét mặt tươi, ánh mắt long lanh, cách truyền đạt…

Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng.

Thân bài: Tả chi tiết về các đặc điểm tiêu biểu của mỗi đối tượng như trong bảng

Kết bài: Cảm nghĩ của em về người em tả.

Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

HS có thể điền:

– Người ông đỏ như đồng tụ.

– Nhác trông không khác gì tượng hai ông tướng Đá Rãi…

⇒ ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị vào sàn keo vật.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu