Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) ngắn nhất


Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Hướng dẫn soạn bài

II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Các phương tiện diễn đạt

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận

Luyện tập (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Bài 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận là:

-Nghệ thuật điệp ngữ:Ai có… dùng ….⇒ khẳng định, nhấn mạnh vai trò của mỗi người trong sự nghiệp đấu tranh dân tộc

-Liệt kê, điệp: : súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc⇒ khẳng định chúng ta sẽ đánh địch bằng tất cả những gì mình có

– Ngắt câu dài-ngắn phối hợp với các phép tu từ trên tạo cho đoạn văn có giọng điệu dứt khoát và mạnh mẽ.

Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Cần xác định vấn đề cụ thể cần chứng minh: Tầm quan trọng của học tập với thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước

Đề cương:

– Khẳng định tính đúng đắn trong câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh

– Chứng minh “công học tập” của học sinh ảnh hưởng đến tương lai đất nước:

   + Học tập nâng cao nhận thức và tầm hiểu biết, chỉ có sự hiểu biaats mới có thể giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp

Xem thêm:  Soạn bài Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) ngắn nhất

   + Học tập giúp ta có đủ trình độ tiếp nhận, ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới

   + Học tập biến lí thuyết thành thực tiễn

   + Học tập giúp trẻ em trở thành những người có đạo đức, có nhân cách, biết ứng xử…

        – Dẫn chứng một số tấm gương học tập ngay từ nhỏ đem vinh quang về cho đất ngước: Đỗ Nhật Nam, các kì thi hsg quốc tế….

        – Bàn luận mở rộng vấn đề

        – Liên hệ bản thân và mọi người

Bài 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 108)

Có thể sẽ nhiều lúc, ta tự mặc định rằng yêu nước là phải làm được những gì thật lớn lao, vĩ đại cho đất nước, nhưng sự thật, yêu nước, chỉ đơn giản là chúng ta biết cách “yêu người thân”, “yêu nơi chôn rau cắt rốn…”. Yêu nước là yêu người thân, vì người thân trước hết là những người cùng đất nước, sâu sa hơn, đó là những người sinh ra, bên cạnh, thân thuộc nhất với ta: ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con cháu…Chúng ta yêu người thân tức là chúng ta giữ cho mái ấm gia đình hạnh phúc. Đất nước bình yên hạnh phúc thì lại được tạo ra từ những mái ấm bình yên như thế. Yêu “nới chôn rau cắt rốn” là yêu nước vì mỗi vùng quê nhỏ bé ta được sinh ra, ta sống, ta gắn bó hằng ngày là nới chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi thơ ta, mỗi vùng đất quê hương dù nhỏ bé ấy cũng là một phần lãnh thổ của quốc gia rộng lớn. Những điều lớn lao luôn bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt bởi vậy, yêu đất nước, chỉ đơn giản trước hết là chúng ta yêu người thân và mảnh đất quê hương mình.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ngắn nhất

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu