Soạn bài Ôn tập phần văn học ngắn nhất


Soạn bài Ôn tập phần văn học

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

   + Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh XH thực dân nửa Phong kiến

   + Tác giả thơ mới: tri thức Tây học trong khi tác giả thơ trung đại chủ yếu là các quan lại và nhà nho

   + Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân trong khi thơ trung đại chủ yếu đề cập đến cái ta (mang tính phi ngã)

   + Thơ mới chịu ảnh hưởng thi pháp VH Phương Tây trong khi thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp VH Trung Quốc

Câu 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

Lưu biệt khi xuất dương Hầu trời
Nội dung cơ bản

• Bài thơ khắc họa thành công vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của một nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kì XX, đó là:

   + Vẻ đẹp của tư tưởng mới mẻ, táo bạo, vượt ngoài vòng kiểm tỏa, khuôn khổ lễ giáo đương thời.

   + Vẻ đẹp của lòng yêu nước nhiệt huyết cùng khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước trong buổi đầu lên đường

Qua câu chuyện về một đêm được lên đọc thơ Hầu Trời, Tản Đà đã bộc lộ cái tôi cá nhân tự do, phóng túng cùng sự tự ý thức về tài năng của mình. Đồng thời, nhà thơ cũng bộc lộ niềm mong ước được khẳng định tài năng

Đặc điểm nghệ thuật

• Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

• Giọng thơ chân thành, tâm huyết, câu cảm thán được sử dụng

• Đối cân chỉnh

• Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp hùng tráng, mang đậm chất sử thi cổ điển.

   + Thơ giàu yếu tố tự sự, sử dụng thể thất ngôn trường thiên nhưng tự do, phóng khoáng, thoát khỏi khuôn mẫu về hình thức

   + Ngôn ngữ nôm na gần với đời thường

   + Cảm xúc biểu lộ tự do, phóng khoáng, chân thực

   + Giọng điệu thoải mái, tự nhiên

Tính chất giao thời về nghệ thuật

– Vẫn mang hình thức của thơ trung đại, hình tượng nghệ thuật đậm chất sử thi cổ điển

– Bước đầu phê phán lối học khoa cử ⇒ xuất hiện con người cá nhân với tư tưởng mới mẻ

– Dấu ấn thơ trung đại ở thể thất ngôn trường thiên

Dấu ấn mới mẻ: Thơ phóng khoáng, gần với thơ hiện đại, chữ quốc ngữ, ngôn ngữ gần với đời thường,cái tôi cá nhân bộc lộ

Câu 3: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

– Quá trình hiện đại hóa thơ ca đầu thế kì XX:

   + LBKXD và Hầu Trời là hai bài thơ sáng tác trong thời kì đầu của quá trình hiện đại hóa thơ cá. Nên dù cho hai bài thơ có mang dấu ấn hiện đại, đặc biệt là thơ Tản Đà rất gần với thơ hiện đại, nhưng ở những bài thơ này vẫn mang dấu ấn của thơ cũ về mặt thi pháp…

   + Đến Vội vàng của Xuân Diệu, ý thức cá nhân được bộc lộ mạnh mẽ, quá trình hiện đại hóa thơ ca mới thực sự hoàn thành

Câu 4: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

Nội dung tư tưởng Đặc sắc nghệ thuật
Vội vàng Bài thơ là nơi bày tỏ nỗi lòng của Xuân Diệu , niềm vui sướng khi nhận ra vẻ đẹp của tình yêu và tuổi trẻ nhưng cũng đồng thời thấy được sự hữu hạn trước thời gian cuộc đời. Qua đó, ông đưa ra lời giục giã sống vội vàng, gấp gáp, hết mình với tình yêu tuổi trẻ

   + Thơ sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hóa, động từ mạnh,…

   + Kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí

   + Giọng điệu sôi nổi, say mê

   + Sáng tạo ngôn từ và hình ảnh độc đáo

Tràng Giang Qua bài thơ, Huy Cận đã bộc lộ nỗi buồn sầu trước thiên nhiên rộng lớn, bài thơ thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước của tác giả

   + Sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại

   + Nghệ thuật đối, từ ngữ giàu tính tạo hình, từ láy…

   + Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả

Đây thôn Vĩ Dạ – Bài thơ là bức tranh đẹp về miền quê đất nước, đồng thời là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người

– Hình ảnh thơ biểu hiện nội tâm

Bút pháp gợi tả, vừa tả thực lại vừa lãng mạn

– Ngôn từ tinh tế, giàu liên tưởng

– Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, điệp, câu hỏi tu từ

Tương tư – Bài thơ là tâm sự thiết tha của một chàng trai thôn quê gửi tới cô gái nhằm bày tỏ niềm nhớ mong tương tư thầm kín, nỗi chờ mong khắc khoải nhưng vẫn chưa được đáp lại. Đồng thời, thể hiện niềm mong ước, khát khao về hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của chàng trai

– Sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh dân gian trong thơ

– Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc

– Thể thơ lục bát của dân tộc

– Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn

Chiều xuân – Bài thơ khắc họa bức tranh chiều xuân quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ qua các khía cạnh không khí, nhịp sống và những hình ảnh gần gũi giản dị

– Sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh quen thuộc, bình dị trong thơ

– Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc

– Từ ngữ gợi hình, gợi cảm

– Lấy động tả tĩnh

Câu 5: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

Nội dung tư tưởng Nội dung tư tưởng
Chiều tối – Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên núi rừng lúc chiều tối và hình ảnh khỏe khoắn của người lao động bình dị, qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt curanhaf thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh

– Bút pháp cổ điển:

   + Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, chữ Hán

   + Hình ảnh ước lệ quen thuộc

   + Nghệ thuật chấm phá

– Bút pháp hiện đại: Hình ảnh quen thuộc nhưng bút pháp tả thực sinh động

– Ngôn từ giàu hình ảnh, mang sức gợi cảm lớn

Lai Tân – Chỉ bằng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, bài thơ đã phơi bày thực trạng thối nát của xã hội ở Lai Tân

– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

– Bút pháp chấm phá

– Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Từ ấy – Bài thơ Từ áy là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản

Hình ảnh thơ tươi sáng

– Ngôn ngữ giàu tính dân tộc, gợi cảm, giàu nhạc điệu

– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn

– Hình ảnh tượng trưng: “mặt trời chân lí”, “nắng hạ”, “vườn hoa lá”…

– Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh thành công

Nhớ đồng – Bài thơ là tâm sự thiết tha của một người chiến sĩ cách mạng đang sống trong hoàn cảnh tù đầy với nỗi niềm nhớ quê hương và niềm khát khao say mê cách mạng, tự do sâu sắc

– Hình ảnh lựa chọn gần gũi, giản dị

– Giọng điệu da diết, khắc khoải

– Nghệ thuật điệp ngữ

Câu 6: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

– Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em thể hiện qua nội dung tư tưởng và nghệ thuật:

– Nội dung: Bài thơ giãi bày tâm trạng nhiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhân vật trữ tình, từ đó bộc lộ khát vọng tình yêu mãnh liệt. Đồng thời, bài thơ cũng gửi gắm lời cầu chúc chân thành, cao thượng

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc, Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng khi kiên quyết, day dứt…

Câu 7: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

– Phân tích hình tương Bê-li-cop:

MB:

– Giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà văn Sê-khôp

– Giới thiệu tác phẩm và hình tượng nhân vật

TB:

Hình tương một nhân vật “trong bao” được làm nổi bật thông qua:

• Chân dung nhân vật Bê-li-cốp

   + Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm, tai nhét bông

   + Trang phục: luôn đi giày cao su, mặc áo bành tô ấm cốt bông, mang theo ô

   + Đồ dùng : Cái ô, đồng hồ quả quít, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì … đều được để trong bao

• Tính cách, lối sống nhân vật Bê-li-cốp

⇒ Bê-li-cốp là hiện thân của kiểu người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao.

• Cái chết của Bê-li-cốp:

– Nguyên nhân:

   + Vì bị xấu hổ và lo sợ trước thái độ, hành động của chị em Va-ren-ca và mọi người

   + Vì bị ngã lại không chịu đi chữa, luôn sống trong nỗi sợ hãi bủa vây

– Ý nghĩa:

   + Cái chết đẩy tính cách Bê-li-cốp lên tới đỉnh điểm

   + Cái chết bất ngờ nhưng là tất yếu

• Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-cốp với mọi người

– Khi Bê-li-cốp còn sống: Cách sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng ghê gớm đến cộng đồng, xã hội

– Khi Bê-li-cốp chết: Mặc dù Bê-li-côp chết, nhưng những kiểu người như hắn thì vẫn còn tồn tại và có sự ảnh hưởng dai dẳng, nặng nề đối với nước Nga lúc bấy giờ.

KB:

– Khẳng định những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật

Câu 8: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 116)

– Phân tích hình tượng Giăng-van – giăng:

MB:

– Giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời của tác giả Victo Huy go và nhân vật

TB:

• Phẩm chất, tính cách được biểu hiện trực tiếp

*Khi Phăng tin còn sống

– Đối với Phăng tin:

   + Lời nói nhẹ nhàng, điềm tĩnh để chị an lòng “Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu”

-Đối với Gia – ve: Vì tình thương người mà hạ mình.

*Khi Phăng – tin chết:

– Đối với Phăng tin: Nhân từ, dịu dàng, cao thượng.

– Đối với Gia- ve: Khôi phục uy quyền trước Gia-ve

• Vẻ đẹp qua sự miêu tả gián tiếp

*Qua cái nhìn của Phăng – tin và bà xơ: Giăng Van – giăng như một vị thánh

• Ý nghĩa hình tượng Giăng Van- giăng

– Hình tượng một con người cao cả, hiện thân của tình yêu thương.

KB:

– Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công nhân vật Giăng Van-giăng

– Khẳng định lại đây là một nhân vật mang vẻ đẹp lí tưởng của tác giả

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu
Xem thêm:  Kể về lễ hội chọi gà năm 2023