Soạn bài Nói giảm nói tránh ngắn nhất


Soạn bài Nói giảm nói tránh

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

1. Nghĩa của những từ in đậm.

– Các từ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác” nghĩa là nói đến cái chết.

– Từ “đi” cũng nói đến cái chết.

– Từ “chẳng còn” có nghĩa là đã chết rồi.

2. Tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ khác cùng nghĩa (ví dụ: bầu vú) để đảm bảo sự tế nhị trong văn chương mà vẫn nêu bật được tình cảm mẹ con thiêng liêng sâu nặng của mẹ con Hồng.

3. Hai câu có ý nghĩa như nhau nhưng cách nói “Con dạo này không được chăm chỉ lắm” là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị với người nghe.

II. Luyện tập.

Câu 1 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 1): Điền từ

a) đi nghỉ

b) chia tay nhau

c) khiếm thị

d) có tuổi

e) đi bước nữa.

Câu 2 (trang 108 sgk Văn 8 Tập 1):

Những câu sử dụng nói giảm nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2

Câu 3 (trang 109 sgk Văn 8 Tập 1): Đặt câu nói giảm nói tránh

– Khi chê xấu: Mày không được đẹp cho lắm.

– Khi chê thấp: Mày không được cao cho lắm.

– Khi chê dốt: Em ý học không được giỏi cho lắm.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Ra-Ma buộc tội ngắn nhất

– Khi chê hư: Con dạo này không ngoan mấy nhỉ?

– Khi chê lười: Em dạo này không chăm như xưa nữa nhỉ?

Câu 4 (trang 109 sgk Văn 8 Tập 1): Trong một số trường hợp cần nói thắng, nói đúng sự thật thì không nên nói giảm nói tránh. Ví dụ:

– Khi làm nhân chứng cho vụ ẩu đả, hay tai nạn nào đó.

– Khi giáo viên nhận xét về những khuyết điểm của học sinh với phụ huynh.

– Khi tòa án, công an hay nhà báo nói đến lỗi lầm của tội phạm.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu