Soạn bài Những ngôi sao xa xôi | Myphamthucuc.vn

Nhà văn Lê Minh Khuê có rất nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh, trong đó nôi bật là truyện Những ngôi sao xa xôi trong chương trình Ngữ văn 9. Các em cùng TOPLOIGIAI soạn bài Những ngôi sao xa xôi để hiểu rõ hơn về những con người đẹp nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt của dân tộc ta và cùng tìm hiểu “những ngôi sao xa xôi” đó là những ai nhé

Soạn bài: Những ngôi sao xa xôi (chi tiết)

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện.

– Tóm tắt nội dung:

Câu chuyện diễn ra khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt, nội dung xoay quanh ba cô gái thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn đang làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm. Nhiệm vụ của họ vô cùng nguy hiểm: quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Tuy vậy, cuộc sống của họ vẫn vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, tình đồng đội thắm thiết, luôn gắn bó, yêu thương, đoàn kết.

– Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của nhân vật Phương Định – nhân vật chính trong truyện.

– Tác dụng của việc lựa chọn vai kể: Lưạ chọn vai kể như vậy sẽ dễ bộc lộ nội tâm và diễn biến phát triển của tâm lý các nhân vật.

Câu 2. Nét chung và nét riêng của 3 cô gái

– Điểm chung của ba cô gái:

      + Cùng chung công việc, cùng nhau trải qua cuộc sống chiến đấu đầy những khó khăn, hiểm nghèo.

      + Đều là những người có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, họ làm việc với tất cả sự nghiêm túc, tập trung cao độ nhưng khi trở lại cuộc sống thường nhật họ vẫn là những thiếu nữ mới lớn hồn nhiên, mơ mộng và tinh nghịch

      + Họ là những chiến sĩ phá dũng cảm, can trường đến lì lợm.

      + Họ lạc quan, yêu đời, không bao giờ tỏ ra chán nản, thất vọng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng họ luôn tìm kiếm những thú vui của mình.

– Nét tính cách riêng giữa ba cô gái:

      + Phương Định nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng. Cô thích hát và chế lời nhạc.

      + Chị Thao từng trải nhưng cũng không thiếu những rung động, khát khao của tuổi trẻ, chị thích chép lời nhạc, kể cả là những lời do Phương Định tự bịa ra.

      + Nho trông có vẻ yếu đuối nhưng cũng rất tinh nghịch.

Câu 3. Phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào các đoạn:

– Nhân vật tự quan sát, đánh giá mình ở phần đầu truyện

– Tâm trạng của cô trong 1 lần phá bom ở cuối truyện

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện

– Tâm lý khi nhân vật tự quan sát ở phần đầu truyện:

Ở đây tâm lí nhân vật chủ yếu được miêu tả qua ngoại hình. Phương Định là một cô gái Hà Nội, cô tự nhận mình có ngoại hình khá: bím tóc dày, tương đối mềm, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, đôi mắt dài, nâu, hay nheo lại như chói chang ⇒ Cô hãnh diện về vẻ đẹp của mình, nhưng không kiêu ngạo vì điều đó.

Xem thêm:  [CHUẨN NHẤT] Trong phòng thí nghiệm etilen được điều chế bằng cách | Myphamthucuc.vn

– Tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom:

Ở đây tâm trạng của Phương Định khá phức tập. Trong quá trình phá bom, cô căng thẳng, kiên quyết.

Sau đó ùa vào tâm hồn cô gái trẻ là nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ rất rõ những đồ vật, những kỉ niệm ngày còn ở Hà Nội,.. Đó là những suy nghĩ rất đời, rất thật nhưng đã làm cho chân dung người chiến sĩ thêm sống động. Sau phút giây chiến đấu hết mình, sau khoảnh khắc đối diện với bom đạn ác liệt, cô trở lại là một cô gái mới lớn, đầy những mơ mộng

– Tâm trạng nhân vật Phương Định khi đối diện với cơn mưa đá

Cơn mưa đá đến mang theo bao cảm xúc, nhớ thương, hoài niệm nhưng khi cơn mưa đá đã tan thì niềm vui nhỏ bé của các cô cũng không còn. Hình ảnh bất chợt hiện về gợi thức nên cả bầu trời thương nhớ: mẹ, cái cửa sổ, bà bán kem, lũ trẻ, hoa trong công viên… mỗi hình ảnh chỉ kịp vụt qua trong thoáng chốc nhưng rất sắc nét, rất cụ thể.

Câu 4. Nhận xét ngôn ngữ, giọng điệu ở cuối truyện

Tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Đây cũng là giọng văn gắn với nhiều tác phẩm của Lê Minh Khuê. Giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh và diễn biến tâm lí của nhân vật:

– Những câu văn ngắn, nhịp nhanh mang cả cái khẩn trương của bom đạn, chiến trường.  

– Có những câu nhịp chậm như khơi gợi những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư khi các nhân vật đắm chìm trong hồi tưởng

Câu 5. Hình dung, cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Ba cô gái thanh niên xung phong trong truyện là biểu tượng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Họ mang trong mình những vẻ đẹp, phẩm chất của thế hệ trẻ thời kì đó:

– Đó là những người tràn đầy sức trẻ, giàu lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc. Gian khổ, thiếu thốn hay thậm chí là lưỡi hái của tử thần cũng chưa bao giờ khiến họ chùn bước. Họ sẵn sàng cống hiến, hi sinh hết mình cho dân tộc.

– Không những quả cảm mà dù phải thường xuyên đối mặt với hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, hồn nhiên, yêu đời; sẵn sàng đương đầu với thử thách, tình cảm đồng đội đoàn kết, gắn bó đầy cao đẹp…

 II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm và đọc thơ

Câu 2. Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định

Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cô mang trong mình những vẻ đẹp, phẩm chất của thế hệ trẻ thời kì đó. Phương Định là một cô gái đẹp, cô mang trong mình nét đẹp rất thơ mộng của thiếu nữ Hà Thành khiến bao anh chiến sĩ ngẩn ngơ. Tuy vậy cô không hề yếu mềm mà rất cứng rắn, dũng cảm, kiên quyết khi làm nhiệm vụ. Cái chết chưa bao giờ làm cô gái trẻ chùn bước. Sau những phút giây chiến đấu gian khổ, cô trở về với đúng lứa tuổi của mình, thích hát, thích tự bịa lời bài hát, vui đùa cùng đồng đội, mơ mộng về những anh chiến sĩ.

Xem thêm:  Giải Sinh 10: Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim | Myphamthucuc.vn

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi (hay nhất)

“Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm truyện ngắn đầu tiên của tác giả được viết vào năm 1971 giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ đang khốc liệt nhất. Đây là câu chuyện về những cô thanh niên xung phong bất khuất, chẳng ngại hi sinh nhưng mang trong mình tâm hồn trong sáng với những ước mơ hoài bão về một tương lai mới.

Câu 1. Kể tóm tắt nội dung truyện.

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

 Trên mặt trận Trường Sơn khốc liệt các tổ trinh sát được lập bởi ba nữ thanh niên xung phong: Thao, Định, Nho. Chị Thao được bầu làm tổ trưởng. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ rất nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, nguy hiểm luôn rình rập, quân địch có thể đến bất cứ lúc nào. Mỗi lần phá bom là 1 lần họ phải đối diện với thần chết. Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của họ ở nơi trọng điểm rất nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và họ rất yêu thương, gắn bó với nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Trong tác phẩm, kể về một lần phá bom, Nho là người trực tiếp phá bom. Nho bị thương nhưng được sự quan tâm chăm sóc nhiệt tình của đồng đội. Lúc ấy, trong lòng Thao lo lắng, nhưng bên ngoài tỏ ra bình tĩnh: Phương Định là một cô gái trong sáng, hay mông mơ nhưng vô cùng anh dũng, hết lòng vì đồng đội vì kháng chiến.

– Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là Phương Định – nhân vật chính của truyện -> Phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm cũng như cảm xúc suy nghĩ của nhân vật

Câu 2. Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?

 Họ có hoàn cảnh sống đặc biệt nguy hiểm, hàng ngày phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày phơi mình ra giữa trọng điểm đánh phá của máy bay địch khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom sau đó báo về đơn vị biết để lấp hố bom thông đường. công việc đặc biệt nguy hiểm luôn phải mạo hiểm với cái chết, căng thẳng thần kinh những với họ luôn có niềm tin và tin vào công việc của mình. Họ là những cô gái dũng cảm, bình tĩnh, tự tin và mạo hiểm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây chính là không khí chiến đấu gam go ở các cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. Họ không ngại gian khổ, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn, họ cũng dễ xúc động, hay mơ mộng, thích làm đẹp ngay cả trong chiến trận. Những cô gái của chúng ta đều à những  người mang phẩm chất cao đẹp luôn lạc quan, giản dị.  

Xem thêm:  Bộ đề Đọc hiểu cho và nhận | Myphamthucuc.vn

Câu 3. Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

– Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.

– Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện.

– Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

Phương Định là cô gái Hà Nội, một thời hồn nhiên vô tư bên mẹ, bên căn buồng nhỏ ở thành phố,… Trong chiến trường nơi hiểm nguy gian khó nhưng Phương Định không coi đó là bi quan, khổ cực cô vẫn không ngừng nghĩ về tương lai tươi sáng. Là một cô gái đang tuổi mới lớn nên cũng khá để ý đến hình thức của mình, đi kèm với đó là lòng lương thiện và tình cảm sâu đậm với những người đồng đội. Cô gái trẻ luôn vững ý chí, quyết tâm, gan góc, không sợ khó khăn, hiểm nguy. Trong một lần phá bom: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt… sẵn sàng hi sinh, bình tĩnh, khôn khéo trong việc phá bom. Diễn  biến tâm lý của các nhân vật được tác giả khắc họa tỉ mỉ, chi tiết chân thực đến từng cảm giác, ý nghĩ của mỗi người.

 Câu 4. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?

 Với vị trí ngôi kể và người kể là Phương Định tác giả đã sử dụng những giọng điệu và ngôn ngữ vô cùng phù hợp và chân thật. Việc sử dụng như vật đã tạo thành công lớn cho tác phẩm, tác giả để nhân vật của mình có thể qua câu chuyện tự kể lại của mình với các tình tiết truyện hấp dẫn, chân thực để bộc lộ trực tiếp tính cách, tình cảm một cách khéo léo nhất.

Câu 5. Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

 Những người lính trẻ của chúng ta lúc đó dù vẫn còn trẻ tuổi nhưng luôn mang tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó, dễ xúc động nhưng cũng nhiều mộng mơ. Họ mang tinh thần đồng đội cao, có học vấn, dám hi sinh chẳng ngại gian khổ hay đạn bom khốc liệt.

*) Tổng kết: Qua tác phẩm người đọc lại có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, về con người thời chiến. Thấy được những khó khăn vất vả cũng như tinh thần bất khuất của quân và dân ta. Từ đó yêu thêm nền độc lập của dân tộc và quyết tâm giữ gìn nó. 

Tổng kết bài Những ngôi sao xa xôi

Soạn bài Những ngôi sao xa xôi | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan Những ngôi sao xa xôi:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập