Soạn bài Nhân hóa ngắn nhất


Soạn bài Nhân hóa

I. Nhân hóa là gì?

Câu 1+2 (trang 56 – 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Phép nhân hóa trong khổ thơ Cách diễn đạt không sử dụng nhân hóa Tác dụng khi câu thơ sử dụng phép nhân hóa
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Bầu trời đầy mây đen Bầu trời trở nên gần gũi, có hồn hơn.
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới Những cây mía trong gió sắc sảo, uốn lượn.
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Kiến bò đầy đường Sự liên tưởng ngộ nghĩnh, thú vị.

* So sánh hai cách diễn đạt mục 1và 2.

– Cách diễn đạt ở mục 2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.

– Cách diễn đạt ở mục 1 làm cho các sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả trở nên thật sinh động, có sức sống như con người.

→ Giãi bày nỗi niềm, nỗi buồn nhớ, trông chờ của con người trong đêm tối, khuya khoắt, im ắng.

II. Các kiểu nhân hóa

Câu 1+2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay → lão, bác, cô, cậu.

⇒ Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.

Xem thêm:  Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào qua bài thơ “Bánh trôi nước” ? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

b. Tre → chống lại, xung phong, giữ.

⇒ Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trâu → ơi

⇒ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

III. Luyện tập

Câu 1 +2 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Đoạn 1 Đoạn 2
đông vui rất nhiều tàu xe
tàu mẹ, tàu con tàu lớn, tàu bé
xe anh, xe em xe to, xe nhỏ
tíu tít nhận hàng về, chở hàng ra nhận hàng về, chở hàng ra
bận rộn hoạt động liên tục
⇒ Bến cảng được miêu tả sống động, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng. ⇒ Miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cách 1 Cách 2
trong họ hàng nhà chổi trong các loại chổi
cô bé Chổi Rơm chổi rơm
xinh xắn nhất đẹp nhất
chiếc váy vàng óng tết bằng rơm nếp vàng
áo của cô tay chổi
cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy quấn quanh thành cuộn
→ Dùng nhiều phép nhân hóa, ngay cả từ Chổi Rơm cũng được viết hoa như tên riêng của người làm cho việc miêu tả chổi gần với cách miêu tả người.
→ Tính biểu cảm cao, chổi rơm trở nên gần gũi với con người, sống động hơn.
⇒ Văn bản biểu cảm.
⇒ VB thuyết minh.
(đòi hỏi tính chính xác, khoa học).
Xem thêm:  Câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20 chọn lọc

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. núi ơi: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người ⇒ giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b.

– họ; anh Cò; chân ⇒ Dùng từ gọi người để gọi vật.

– cua cá tấp nập; cãi cọ; Cò gầy vêu vao ⇒ Dùng từ chỉ hoạt động người để chỉ vật.

c. Chòm cổ thụ dáng … nhìn xuống; thuyền vùng vằng … quay đầu chạy về

⇒ Dùng từ chỉ hoạt động người để chỉ vật

d. (cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: Từ chỉ hoạt động tính chất, bộ phận của người để nói vật ⇒ gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.

* Tác dụng các kiểu nhân hóa trên :

a. Coi vật như tri kỉ bộc lộ tâm tình con người.

b. Cuộc sống động vật trở nên sinh động, có hồn.

c. Tạo nên sức sống đầy chuyển động của sự vật.

d. Những cây vô tri vô giác trở nên sinh động, sống tình cảm.

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân trên bản làng thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Nước trườn qua kẻ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

Xem thêm:  Hoàn cảnh sáng tác của Chiếc thuyền ngoài xa

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu