Soạn bài Ngắm trăng ngắn nhất


Soạn bài Ngắm trăng

Câu 1 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2): Giải thích nghĩa chính xác của từng câu thơ

– Câu thứ nhất, dịch sát nguyên tác

– Câu thứ hai, bản dịch thơ không thật sát so với nguyên tác.

Cụm từ “nại nhược hà” có nghĩa là “không biết làm thế nào”, nó thể hiện được cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình. Nhưng bản dịch lại là “khó hững hờ”, không diễn tả được cái nét tinh tế như dụng ý ban đầu của tác giả.

– Câu thứ ba và câu thứ tư cũng chưa thật sát:

      + Câu ba và câu 4 trong bản dịch thơ không đảm bảo được sự đăng đối như trong nguyên tác: chữ “song” (cửa sổ) ở giữa hai câu, chữ “nhân” ở đầu câu 3 đối với chữ “nguyệt” ở cuối câu 3; chữ “nguyệt” ở đầu câu 4 đối với chữ “thi gia” ở cuối câu 4; hai chữ đầu và 2 chữ cuối 2 câu đối nhau: (nhân-nguyệt, minh nguyệt-thi gia).

      + Trong nguyên tác, câu thứ 4 chỉ có 1 chữ “khán” nghĩa là “ngắm”, câu thơ dịch lại có 2 chữ “nhòm”, “ngắm” đã làm giảm đi tính hàm súc của câu thơ nguyên tác. Hơn nữa, chữ “nhòm” theo cách hiểu thông thường, làm cho câu thơ giảm đi sự nhã nhặn.

Câu 2 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

– Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh:

Xem thêm:  Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận ngắn nhất

      + Người đang bị giam cầm ở chốn lao tù, nơi thiếu thốn mọi thứ về vật chất.

      + Nơi mất tự do.

– Bác nói đến hoàn cảnh “không rượu cũng không hoa” vì:

      + Người xưa thường ngắm trăng khi tâm hồn thanh tĩnh, thư thái, có đủ rượu, đủ hoa.

      + Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

– Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.

Câu 3 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có sự độc đáo:

      + Chữ “song’ (cửa sổ) ở giữa 2 cặp nhân- nguyệt, minh nguyệt-thi gia

→ Sự sắp xếp như vậy có tác dụng thể hiện dụng ý: vượt qua song sắt cửa sổ nhà tù, khi thì thi nhân hướng ra ngoài ngắm trăng (câu 3), khi thì trăng từ bên ngoài ngắm nhà thơ.

Sự giao hòa, tri kỉ giữa người-trăng, trăng

– người được thể hiện trong sự đăng đối hài hòa của 2 câu thơ.

Câu 4 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2): Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ:

– Một thi nhân với tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm.

Xem thêm:  Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm trong truyện “Hai đứa trẻ” là gì?

– Một người tù-người chiến sĩ với tinh thần thép, bất chấp mọi hoàn cảnh, luôn đạt đến trạng thái tự do tự tại.

Câu 5 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2): “Thơ Bác đầy trăng”. Trăng trong thơ Bác mang nhiều vẻ khác nhau, được miêu tả ở các hoàn cảnh khác nhau. Nhưng tựu trung lại, dù trăng có được cảm nhận ở chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là đang lúc thư nhàn hay bận bịu trăm nghìn công việc, với tâm hồn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một người tri âm tri kỉ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu