Soạn bài Mục lục Soạn văn 6 Tập 1


Soạn bài Mục lục Soạn văn 6 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Mục lục Soạn văn 6 Tập 1 lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bài mở đầu: Hòa nhập vào môi trường mới

Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình

Bài 2: Miền cổ tích

Bài 3: Vẻ đẹp quê hương

Bài 4: Những trải nghiệm trong đời

Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên

Ôn tập cuối học kì 1




Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường trung học cơ sở

Chia sẻ cảm nghĩ về môi trường trung học cơ sở

 Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em và các bạn hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bước vào môi trường Trung học cơ sở.

 Em và các bạn cùng thực hiện các bước sau:

Xem thêm:  So sánh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt năm 2021

Bước 1: Viết cảm nghĩ của em về môi trường học tập mới

Câu hỏi gợi ý

Ý kiến của em

Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở?

– Em cảm thấy còn nhiều bỡ ngỡ vì trường mới, lớp mới, bạn bè và nhiều môn học mới. – Em cũng cảm thấy có buồn khi không còn được học cùng những người bạn cũ thân thiết từ tiểu học.

Điều gì là thuận lợi với em trong môi trường mới?

-Trong môi trường lớp 6 mới, điều thuận lợi với em là em được học cùng cô giáo chủ nhiệm rất hiền và ân cần quan tâm chúng em.

– Hơn nữa, bạn bè cùng lớp em cũng rất vui vẻ, thân thiện.

Điều gì là thử thách với em trong môi trường mới?

– Lớp 6 có nhiều môn học mới, mỗi môn học là một thầy giáo hoặc cô giáo khác nhau nên chúng em chưa quen cách học.

– Mỗi ngày chúng em đều phải học rất nhiều môn học nên có nhiều bài tập về nhà hơn khi ở Tiểu học.

Bước 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn

Em chia sẻ ý tưởng theo nhóm đôi và sau đó là với nhóm lớn hoặc trước tập thể lớp

…………………………

…………………………

…………………………

Tri thức ngữ văn trang 17, 18, 19

Tri thức Đọc hiểu

Tìm hiểu về truyền thuyết

– Khái niệm:

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

Xem thêm:  Câu hỏi bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chọn lọc

– Đặc điểm:

Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,…

Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm: 

    + Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,… 

    + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng. 

    + Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

    + Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

    + Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

    + Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,… Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

Tri thức Tiếng việt

 Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

– Từ đơn là từ gồm có một tiếng. Từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.

– Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.

Xem thêm:  Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích năm 2021

Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:

– Từ đơn: “chàng”, “không”, “nề”. 

– Từ phức gồm: 

    + Từ ghép: “gan dạ”, “nguy hiểm”.

    + Từ láy: hăng hái”.

Nghĩa của từ ghép có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: nghĩa của “áo quần” rộng hơn nghĩa của “áo”, “quần”, nghĩa của “áo dài” hẹp hơn nghĩa của “áo”. Nghĩa của từ láy có thể tăng hay giảm về mức độ, tính chất hoặc thay đổi sắc thái nghĩa so với tiếng gốc tạo ra nó. 

Ví dụ: “nhàn nhạt”giảm nghĩa so với “nhạt”; “nhanh nhẹn” tăng nghĩa so với “nhanh”.

Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

– Khái niệm: 

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. 

– Đặc điểm:

Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.

Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bắt”, “mặt”, “mừng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.

…………………………

…………………………

…………………………

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu