Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 nâng cao | Myphamthucuc.vn

Gợi ý Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương nâng cao hay nhất. Tuyển tập Soạn ngữ văn 11 nâng cao ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ.

Cùng đến ngay với bài soạn Lưu biệt khi xuất dương nâng cao dưới đây cùng Top lời giải nhé:

Hướng dẫn Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương Ngữ văn 11 nâng cao

Câu 1: Giải nghĩa bốn câu thơ đầu của bài thơ và làm rõ ý thức về hoài bão, sứ mệnh của nhân vật trữ tình – người thanh niên trước thời cuộc?

– Quan niệm về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ.

– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: chủ động xoay chuyển thời thế. ⇒ một cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm, gánh vác giang sơn.

Câu 2: Tìm trong hai câu 5 – 6 những từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước. Riêng trong câu 6, nhà thơ đã bày tỏ thái độ nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của nước nhà?

– Những từ ngữ thể hiện rõ thái độ quyết liệt và tình cảm đâu đớn của nha fthow trước thực trạng đất nước: “tử hỉ”, “đồ nhuế”, “liêu nhiên”, “diệc si”.

– Câu 6: Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa là nhất đạo làm tôi phải trung với vua. Nhưng thời thế đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước nên trung với vua như vậy là ngu muội, chẳng có lợi ích gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước.

Câu 3: Hai câu 7 – 8 thể hiện mong muốn gì của tác giả? Dựa theo bản dịch nghĩa, hãy phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo

– Câu 7 – 8 thể hiện khát vọng lên đường với một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

– Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng Muôn lớp sóng bạc cùng bay theo: : là hình ảnh hào hùng lãng mạn. Sóng của biển cả hay nhiệt huyết cứu nước trào dâng chắp cánh cho ý chí vượt đại dương, tìm đường cứu nước thêm phần hăm hở, tự tin. Tư thế và khát vọng lên đường của chủ thể trữ tình ở câu kết có một sức truyền cảm mạnh mẽ.

Xem thêm:  Tập đọc nhạc số 2 bài Trở về Su-ri-en-to | Myphamthucuc.vn

Câu 4: Theo anh (chị), vì sao bài thơ có được sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với thế hệ thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX?

– Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.

– Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.

– Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.

– Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

>> Xem thêm: Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương ngắn gọn nhất

Sau khi đã cùng Top lời giải trả lời các câu hỏi bài Lưu biệt khi xuất dương trong chương trình Ngữ văn 11 nâng cao, mời các bạn tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm nhé

Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương chương trình nâng cao

     Phan Bội Châu vốn được biết đến là một chí sĩ yêu nước, là một người lãnh đạo nhiều phong trào yêu nước.  Tuy con đường mà Phan Bội Châu đang đi gặp nhiều chông gai và đến cuối cùng ông phải chịu thất bại nhưng ông vẫn là tấm gương sáng của thế hệ mai sau. Không chỉ là một người chí sĩ, Phan Bội Châu còn là một người nghệ sĩ với nhiều tác phẩm hay. Năm 1905, Hội Duy Tân của có chủ trương phong trào Đông Du, và đưa thanh niên ưu tú sang Nhật. Việc này vừa nhằm mục đích chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng, vừa nhằm mục đích tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Ngày trước khi lên đường, Phan Bội Châu đã làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để bày tỏ quan điểm và cảm xúc của mình đối với những người đồng chí, đồng đội.

     Trong bài thơ Xuất dương khi lưu biệt, Phan Bội Châu đã sử dụng ngôn ngữ thơ giàu sức lay động. Người chí sĩ cách mạng hiện lên trong thơ mang một vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hào hùng. Trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, những tư tưởng mới mẻ, táo bạo của nhà chí sĩ cách mạng được thể hiện một cách cháy bỏng. Mở đầu bài thơ, Phan Bội Châu đã khẳng định chí làm trai ở trong trời đất:

Xem thêm:  Trắc nghiệm GDQP 12 Bài 2. Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

     Trước đây, Nguyễn Công Trứ cũng đã từng nói về chí làm trai rằng đã làm trai ở trong trời đất thì phải có danh gì với núi sông. Giờ đây, Phan Bội Châu cũng nói về chí làm trai nhưng viết theo một cách khác mới mẻ hơn. Đó chính là làm trai thì phải làm nên được điều lạ ở trên đời. Điều lạ ở đây có thể hiểu là đứng lên chống lại kẻ thù. Làm trai thì phải chủ động chứ không nên bị động để số phận cuộc đời mình cho trời đất xoay chuyển. Đó là một lời thuyết phục thế hệ trẻ phải biết táo bạo và quyết liệt hơn nữa. Chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt qua cái mộng công danh xưa nay là gắn với tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Chí làm trai của Phan Bội Châu vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao cả.

     Một phần cảm hứng ấy có lẽ cũng xuất phát từ lý tưởng trí quân, trạch dân của nhà Nho thuở trước nhưng vì mang tính chất cách mạng nên tư tưởng trở nên tiến bộ hơn. Đúng như tự nhiên, con tạo xoay vần là lẽ tự nhiên nhưng Phan Bội Châu không chấp nhận điều đó. Ông muốn xoay chuyển cả càn khôn chứ không để nó tự chuyển vần. Điều này đồng nghĩa với việc Phan Bội Châu không chấp nhận khuất phục số phận hay hoàn cảnh.

     Sang đến hai câu thực, nhà thơ ý thức rõ về trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước vận mệnh của đất nước:

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai

     Không chỉ đơn giản là xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà câu thơ thứ ba còn hàm chứa một tâm niệm đó là sự hiện diện của tác giả trên đời không phải điều ngẫu nhiên. Chính từ ý thức đó, nhà thơ tự thấy bản thân cần phải làm những điều có ích bởi vì sau này, chắc cũng sẽ có người nối tiếp con đường mà mình đã đi.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Toán 9 chương 1 Hình học cực hay | Myphamthucuc.vn

     Cái chí làm trai không chỉ là cái lý tưởng suy nghĩ ở trong lòng tác giả mà nó được tác giả đặt vào trong hoàn cảnh thực tế của lịch sử:

Non sông đã chết sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

     Ở mỗi thời, có lẽ chí làm trai mỗi khác. Nếu như ở thời bình, chí làm trai là thi đỗ, làm quan thì thời chiến, sự nghiệp học hành, theo đuổi hiền thánh không còn đúng nữa. Nếu đất nước lâm nguy, rơi vào tay giặc thì việc học hành nào có ích gì. Non sông mà không còn thì sống chỉ thêm nhục. Đó là lý tưởng của con người thời đại. Đối với Phan Bội Châu, việc bây giờ là phải đánh đuổi được giặc thù. Hai câu thơ cuối đã thể hiện được khát vọng muốn vươn ra biển lớn của nhà thơ:

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

     Hình ảnh trong hai câu thơ mang tầm vũ trụ, nó khiến cho ý chí của tác giả trở nên lớn lao hơn, kì vĩ hơn. Tất cả mọi thứ cứ như hòa nhập lại và cùng nhau thăng hoa.

     Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã có sức lay động lòng người, khích lệ tinh thần tướng sĩ lúc bấy giờ. Đây xứng đáng là một kiệt tác mà không chỉ thế hệ trước, cả thế hệ chúng ta, thế hệ sau này cũng đều rút ra được bài học cho riêng mình.

Như vậy, Top lời giải đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương nâng cao, hi vọng qua bài soạn này các bạn đã nắm được nội dung của tác phẩm, qua đó có thêm kiến thức cơ bản để học tốt bộ môn Ngữ văn 11 nâng cao. Đừng quên xem thêm các bài Văn mẫu 11 hay nhất của Top lời giải nhé. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập