Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự ngắn nhất


Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

Câu 1 (trang 45 sgk Văn 10 Tập 1):

Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình sáng tác tác phẩm “Rừng xà nu”, cụ thể là giai đoạn hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện cho tác phẩm.

Câu 2 (trang 45 sgk Văn 10 Tập 1):

Trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự, người viết phải dự kiến được nội dung chính sẽ viết trong bài văn với sự xuất hiện của những nhân vật chủ đạo, những sự kiện quan trọng.

II. Lập dàn ý

Câu 1 (trang 45 sgk Văn 10 Tập 1):

(1) Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

– Sau khi ra khỏi nhà Nghị Quế vào đêm hôm đó, chị Dậu chạy thật nhanh trên con đường làng để trở về nhà, vừa đi chị vừa khóc tức tưởi. Bỗng chị nhìn thấy một nhóm hai ba người, trông có vẻ đang làm công việc gì rất hệ trọng. Nhìn thật kĩ, chị nhận ra đó là ba người hàng xóm cũ của chị, vì bị áp bức mà đã tản cư, đến bây giờ mới thấy trở lại. Thấy chị vừa đi vừa khóc, cũng là chỗ quen biết, ba người tiến lại hỏi chuyện chị. Vì là người quen biết từ trước, lại hiểu rõ nhau, chị và ba người cùng làng hiểu được hoàn cảnh của nhau, hóa ra họ không đi tản cư mà đã rời làng theo cách mạng. Bây giờ quay lại để giúp đỡ nhân dân.

Xem thêm:  Tóm tắt bài Ca Huế trên sông Hương ngắn nhất

Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính

– Sau khi gặp ba người cán bộ, chị Dậu được giác ngộ và đi theo cách mạng, luôn bí mật giúp đỡ cán bộ.

– Cuộc khởi nghĩa tháng Tám nổ ra, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.

Kết bài: Chị Dậu trở thành một cán bộ cách mạng, tích cực tuyên truyền, giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ với mình, là sợi dây liên lạc giữa nhân dân làng chị và các cán bộ cách mạng.

Câu 2 (trang 46 sgk Văn 10 Tập 1):

– Lập dàn ý bài văn tự sự cần dự kiến được đề tài, xác định các nhân vật, sau đó chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lý.

– Dàn ý gồm ba phần:

Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Văn 10 Tập 1):

Dàn ý

Mở bài: giới thiệu câu chuyện

→ Câu chuyện xảy ra vào hoàn cảnh nào, ở đâu, vào thời điểm nào?

→ Nhân vật chính trong câu chuyện ấy là ai, là người như thế nào?

Xem thêm:  Hình ảnh chim bằng trong Chí khí anh hùng mang ý nghĩa gì

Thân bài: những sự việc, chi tiết chính của câu chuyện

– Kể về việc bạn học sinh tốt ấy phạm phải sai lầm (Sai lầm ấy là gì? Vì sao lại dẫn đến sai lầm ấy? )

– Kể về việc bạn học sinh chiến thắng bản thân, kịp thời tỉnh ngộ, tiếp tục làm một học sinh tốt.

Kết bài: kết thúc câu chuyện

– Bạn học sinh ấy hiện tại là một bạn học sinh tốt, còn giúp đỡ các bạn khác trong lớp.

– Câu chuyện của bạn học sinh ấy là tấm gương sáng cho mọi người xung quanh.

Câu 2 (trang 46 sgk Văn 10 Tập 1):

Dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó, học giỏi.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện

→ Em được chứng kiến câu chuyện ấy vào hoàn cảnh nào, ở đâu.

→ Đôi bạn trong câu chuyện là những ai.

Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính

– Kể về hoàn cảnh khó khăn của đôi bạn.

– Kể về việc hai người bạn đã giúp nhau vượt qua khó khăn để học giỏi.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện

– Câu chuyện đôi bạn giúp nhau vượt khó là minh chứng cho tình bạn đáng quý.

– Bài học rút ra: Phải luôn biết cố gắng không ngừng, cũng phải biết giúp đỡ những người xung quanh mình.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có được những kiến thức về lập dàn ý bài văn tự sự:

Xem thêm:  Tả cô giáo mà em yêu quý nhất năm 2021

– Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết sẽ kể.

– Dàn ý chung của một bài văn tự sự:

Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

– Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu