Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt ngắn nhất


Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

Câu 1 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1):

– Các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.

– Đây đều là các từ láy gợi nhẹ gợi tả hình ảnh, sự vật một cách tinh tế. Qua đó góp phần thể hiện tâm trạng và gợi cảm xúc người đọc.

   + Nao nao – nho nhỏ: gợi tả cảnh mang nét thanh tao, trong trẻo, êm dịu mùa xuân, thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến vì ngày vui sắp tàn và dự cảm một điều sắp xảy ra.

   + Sè sè – rầu rầu: gợi tả nấm mồ cô chủ quá nhỏ bé, sơ sài, lẻ loi, gợi cảm giác tội nghiệp, thê lương, ảm đạm.

Câu 2 (trang 204 sgk Văn 9 Tập 1): Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều:

– Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”

Hỏi quê rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.

– Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều”

Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng…”.

– Cách xưng hô, nói năng của Mã Giám Sinh: ăn nói cộc lốc, mập mờ nhằm che giấu hành tung của mình.

– Cách xưng hô, nói năng của bà mối đưa đẩy, nhún nhường, vòng vo của những kẻ chuyên làm nghề mối lái.

Câu 3 (trang 205 sgk Văn 9 Tập 1):

a,

– Lời dẫn trực tiếp: – Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…

Xem thêm:  https://haylamdo.com/soan-van-lop-10/tom-tat-nhung-no-phai-bang-hai-may.jsp

– Lời dẫn gián tiếp: ngày trước, trước kia, đã có thời…

– Các từ in đậm còn lại không phải là lời dẫn.

b, Nhân vật “thằng lớn” dùng từ có lẽ để báo cho mọi người thấy rằng ý kiến mà nhân vật đưa ra chỉ là phỏng đoán, khái quát chưa chắc chắn. (Phương châm hội thoại về chất).

Câu 4 (trang 205 sgk Văn 9 Tập 1):

a, Đoạn thơ dùng ba lần phép so sánh liên tiếp hai dãy núi Trường Sơn như hai con người, như hai miền Nam – Bắc, như hai hướng của một dải rừng. Tất cả thể hiện sự gắn bó không gì có thể chia cắt dù có sự khác biệt với nhau.

b, Ẩn dụ ngầm vì tâm hồn con người như dây đàn làm cho lòng người xao xuyến thể hiện tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước mọi vẻ đẹp cuộc đời, một người một cách hoàn toàn hơn.

c, Biện pháp nhân hóa kết hợp điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng được lặp lại nhiều lần tạo sự nhẹ nhàng câu văn, nhấn mạnh vai trò cây tre trong cuộc kháng chiến cứu nước.

Câu 5 (trang 206 sgk Văn 9 Tập 1):

– Cách nói sử dụng phép nói quá: chưa ăn đã hết, một tấc đến trời, một chữ bẻ đôi khong biết, cười vỡ bụng, rụng rời chân tay, tức lộn ruột, tiếc đứt ruột, ngáy như sấm, nghĩ nát óc, đứt từng khúc ruột.

Xem thêm:  Soạn bài Tổng kết phần văn ngắn nhất

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu