Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) ngắn nhất


Soạn bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên)

Xem thêm Tóm tắt: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên)

Bố cục:

Phần 1 (từ đầu đến “đó là thượng sách giữ nước vậy”): Việc Trần Quốc Tuấn trả lời khi vua hỏi về kế sách giữ nước.

Phần 2 (tiếp theo đến “kính cẩn giữ tiết làm tôi như vậy đấy”): Phẩm chất, khí tiết của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Phần 3 (tiếp theo đến “lo nghĩ việc sau khi mất như thế đấy”): Lời Quốc Tuấn dặn con sau khi mất.

Phần 4 (phần còn lại): Ông tiến cử người tài giúp nước và vị trí lịch sử quan trọng của ông.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 44 sgk Văn 10 Tập 2): Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước, ta thấy:

   + Trần Quốc Tuấn coi trọng sức dân, muốn chiến thắng kẻ thù dù mạnh, dù yếu, dù nhanh, dù chậm thì đều phải biết kêu gọi sức mạnh của dân để tạo nên rễ sâu gốc bền, phải lấy nhân dân làm gốc.

   + Trần Quốc Tuấn còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết dân tộc, muốn đánh lùi ngoại xâm thì vua tôi phải đồng tâm, an hem hòa mục, cả nước nhà góp sức.

   + Người tướng lĩnh phải biết cánh dùng tướng giỏi, tùy vào thế giặc mà áp dụng những cách đánh khác nhau.

⇒ Trần Quốc Tuấn là người có trí lược, nắm rõ binh pháp, là một vị tướng giỏi.

Câu 2 (trang 44 sgk Văn 10 Tập 2): Sau khi đem lời cha dặn ra hỏi hai người gia nô và hai người con, Trần Quốc Tuấn có những phản ứng khác nhau:

   + Trước câu trả lời của hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu: Quốc Tuấn cảm phục đến khóc và khen ngợi hai người gia nô.

Xem thêm:  Câu hỏi ôn tập bài Tôi đi học chọn lọc

   + Khi nghe câu trả lời của người con cả là Hưng Vũ Vương: Ông ngầm cho là phải.

   + Khi nghe câu trả lời của người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng: Quốc Tuấn rút gươm ra kể tội con và nói “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và chỉ chấp nhận cho Quốc Tảng vào viếng ông khi ông mất sau khi nắp quan tài đã đậy lại.

⇒ Ý nghĩa của những phản ứng này: Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị tướng thông thạo binh pháp mà còn là bậc trung quân, không vì phú quý của bản thân mà quên đi nghĩa vụ phải trung thành với đất nước, ông không chấp nhận những ý nghĩ phản loạn. Hơn nữa, Trần Quốc Tuấn còn là người suy xét rất công minh, không vì người trả lời là con trai mình mà dung túng, đồng thời còn khen ngợi những người gia nô sống trung nghĩa.

Câu 3 (trang 44 sgk Văn 10 Tập 2): Đoạn trích đã khắc họa hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một nhân cách vĩ đại, một tượng đài bất tử của dân tộc:

   + Trần Quốc Tuấn là vị tướng lĩnh tài ba, dũng cảm thông thạo binh pháp: hiến cho vua kế sách giữ nước tài tình, ông thà chết chứ không chấp nhận đầu hàng kẻ thù, hai lần đánh bại quân Nguyên vào cướp nước.

   + Ông còn là người có tấm lòng trung quân ái quốc: cống hiến cho đất nước, không màng đến danh lợi phú quý của bản thân mình, gia tộc mình, vì đất nước mà tiến cử người tài như Dã Tượng, Yết Kiêu

   + Ông là người thanh liêm, chính trực: không lạm dụng chức quyền để tự phong chức cho người khác dù bề trên đã cho phép, ông sẵn sang trừng phạt con trai mình ý nghĩ phản loạn, bất hiếu.

   + Trần Quốc Tuấn còn là người học rộng: soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dạy cho họ đạo trung, soạn sách Bình gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư truyền lại kinh nghiệm quý báu cho kẻ dưới quyền và người đời sau.

Xem thêm:  Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm trong truyện “Hai đứa trẻ” là gì?

⇒Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của tác giả: Tác giả không miêu tả hay bộc lộ thái độ, cảm xúc mà chỉ tái hiện lại những mối quan hệ (quan hệ với bề trên là vua, với tôi tớ là gia nhân và các tì tướng, với người nhà) và đặt nhân vật vào những tình huống (tình huống vua hỏi kế sách giữ nước hay bàn chuyện đầu hàng kẻ thù, tình huống đem lời dặn của cha hỏi ý kiến gia nô và hai con trai) để cho nhân vật từ bộc lộ phẩm chất của mình. Nhân vật được đặt vào tình huống mang tính thử thách, nhưng dù trong hoàn cảnh nào nhân vật cũng toát lên phẩm chất đẹp đẽ.

Câu 4 (trang 44 sgk Văn 10 Tập 2): Đoạn trích thể hiện nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tài hoa của tác giả:

   + Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba, là người đứng ngoài và thuật lại những câu chuyện về cuộc đời Trần Quốc Tuấn.

   + Giọng kể của tác giả mang tính chất trung hòa, không bộc lộ cảm xúc trực tiếp.

⇒ Điều này tạo nên tính khách quan cho những câu chuyện được kể đồng thời tạo được lòng tin ở bạn đọc.

   + Tác giả còn lựa chọn những chi tiết có giá trị biểu hiện cao, gây xúc động cho người đọc, vậy nên dù dung lượng đoạn trích không lớn nhưng đã khắc họa khá toàn vẹn vẻ đẹp của nhân vật.

   + Tác giả không kể chuyện theo trật tự thời gian, khô khan nhàm chán mà đã đảo trật tự các sự kiện trong cuộc đời nhân vật đồng thời xen vào đó những câu chuyện mang tính bàn luận để làm nổi bật tính cách nhân vật.

Câu 5 (trang 45 sgk Văn 10 Tập 2):

Cả ý B và C đều đúng.

B. Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thần thánh hóa ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giữ nước.

C. Chỉ là những truyền thuyết để làm nổi bật tấm lòng thương dân yêu nước và khí phách anh hùng của ông – những nét đẹp đã trở thành bất tử trong lòng người.

Xem thêm:  Bút pháp ước lệ có ý nghĩa như thế nào đối với việc diễn tả thân phận éo le của nàng Kiều

Luyện tập

Câu 1 (trang 44 sgk Văn 10 Tập 2): Tóm tắt

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc mang vẻ đẹp nhân cách, tài lược vĩ đạị, bất tử. Sinh thời, vua đã nhiều lần hỏi ông về kế sách giữ nước, ông sáng suốt đưa ra kế sách của mình, thà chết chứ không đầu hàng kẻ thù. Khi Thánh Tông vờ bảo ông: “Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi”, ông không chần chừ đáp ngay: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”. Ông là người hiến kế cho vua, trực tiếp cầm quân hai lần đánh bại giặc Nguyên. Trần Quốc Tuấn là người chính trực, công tư phân minh, ông vì nghĩa lớn, vì lợi ích quốc gia mà bỏ qua lợi ích gia tộc, lợi ích cá nhân. Ông còn thẳng thừng rút kiếm kề lên cổ người con trai thứ vì ý nghĩ nghịch loạn, bất hiếu, đồng thời hết mực cảm phục tấm lòng của hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu khi đem lời cha là An Sinh Vương dặn đi hỏi ý kiến họ. Vì cảm phục tài năng đức độ của bề tôi, nhà vua phong ông là Thượng quốc công, cho ông quyền phong tước cho kẻ khác nhưng ông luôn kính cẩn giữ tiết làm tôi, không một lần lạm dụng quyền hành ấy. Quốc Tuấn cũng đã từng soạn nhiều cuốn sách quý giá để dạy đạo trung, khích lệ các binh tướng. Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh nắm được hai bình diện của tác phẩm:

1. Nội dung: Vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.

2. Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với những chi tiết chọn lọc và xúc động của tác giả.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu