Nội dung bài viết
1. Trong bài “Tiếng gà trưa” những từ ngữ được lặp đi lặp lại:
– Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ “nghe”
– Khổ cuối : lặp lại từ “vì”
2. Tác dụng việc lặp từ ngữ như trên:
– Việc lặp lại từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa.Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng cả cảm giác, tâm hồn.
– Lặp lại từ “vì”. ⇒ Nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu.
Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
– Các từ “nghe” trong khổ thơ thứ nhất bài Tiếng gà trưa lặp lại theo hình thức điệp nối tiếp.
– Điệp ngữ trong đoạn thơ
a. Là dạng điệp nối tiếp, trong đoạn thơ
b. Là dạng điệp vòng tròn.
Câu 1 (trang 153 sgk Văn 7 Tập 1):
– Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó
– Tác dụng: Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
– Điệp ngữ: trông
– Tác dụng: Ý nhấn mạnh nỗi lo toan, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuận gió hòa để người nông dân được mùa, bội thu.
Câu 2 (trang 153 sgk Văn 7 Tập 1): Điệp ngữ :
– Xa nhau ⇒ điệp ngữ cách quãng.
– Một giấc mơ ⇒ điệp ngữ chuyển tiếp.
Câu 3 (trang 153 sgk Văn 7 Tập 1):
Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em.
Câu 4 (trang 153 sgk Văn 7 Tập 1):
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Đó là tác dụng quan trọng nhất của văn chương. Người đọc văn và yêu văn không nhiều nhưng số lượng độc giả của văn chia làm rất nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích… Vì sự đa dạng và phong phú đó mà văn chương luôn là mảnh đất màu mỡ, thu hút và lôi cuốn độc giả.