Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất


Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần 2: Tác phẩm

Bố cục:

   + Đoạn 1 (từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).

   + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Lời tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

   + Đoạn 3 (từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Diễn biến của trận đánh từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

   + Đoạn 4 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử được rút ra.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 22 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Đoạn 1 (từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).

   + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Lời tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

   + Đoạn 3 (từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Diễn biến của trận đánh từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

   + Đoạn 4 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố độc lập và bài học lịch sử được rút ra.

⇒ Mỗi đoạn thể hiện một nội dung khác nhau nhưng đều tập trung hướng vào chủ đề chung của bài cáo (nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc):

Đoạn 1 nêu lên tiền đề lý luận cho tư tưởng nhân nghĩa – nhân nghĩa gắn liền với ưu dân ái quốc (yêu nước thương dân) và khẳng định chủ quyền dân tộc.

Đoạn 2 khẳng định những hành động hung ác của giặc Minh là làm trái với tư tưởng nhân nghĩa, xâm phạm chủ quyền Đại Việt.

Đoạn 3 nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước có thể trừ gian diệt bạo, bảo vệ bờ cõi.

Đoạn 4 tổng kết, minh chứng cho sự đúng đắn của tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng độc lập dân tộc.

Câu 2 (trang 22 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Tác giả đã khẳng định chân lí về tư tưởng nhân nghĩa gắn với ưu dân ái quốc và chân lí độc lập dân tộc.

b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:

   + Tác giả không những đưa ra những chân lí làm tiền đề lý luận mà còn dùng thực tiễn lịch sử để khẳng định tính khách quan, xác thực của chân lí ấy (Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương).

Xem thêm:  Câu hỏi bài Bác ơi chọn lọc

   + Qua đoạn mở đầu, tác giả khẳng định chủ quyền bờ cõi toàn vẹn của nước Đại Việt trên các phương diện: văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền lịch sử lâu đời.

c. Cách viết của tác giả: Sử dụng lời lẽ lập luận đầy tính thuyết phục, khẳng định nền tự chủ của Đại Việt vốn đã có từ lâu, tồn tại như một lẽ tự nhiên cần được tôn trọng (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác). Tác giả sử dụng những câu văn biền ngẫu sóng đôi đặt những triều đại của nước ta ngang hàng với các triều đại phương Bắc (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần,…mỗi bên xưng đế một phương); Tác giả còn dùng những dẫn chứng lịch sử từ đời trước để khẳng định tính đúng đắn cho lý lẽ của mình (Lưu Cung, Triệu Tiết, Cửa Hàm Tử, Toa Đô, Bạch Đằng, Ô Mã).

Câu 3 (trang 22 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu xâm lược nước ta dưới cái lốt “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh, chúng là những kẻ “dối trời lừa dân”.

   + Tác giả còn tố cáo những hành động tội ác của chúng: tàn sát dân đen man rợ (nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ), bóc lột sức người sức của (nặng thuế khóa, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, vét sản vật, bắt chim trả, nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen), tàn phá cuộc sống lao động, thiên nhiên đất nước ta (tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, góa bụa khốn cùng, nặng nề những nỗi phu phen, tan tác cả nghề canh cửi).

   + Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất, tội ác tàn sát dân ta là man rợ nhất.

a. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:

   + Sử dụng những câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng:

– Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

– Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán.

   + Thay đổi giọng văn một cách linh hoạt

   + Sử dụng hình ảnh so sánh đắt giá, so sánh tội ác của giặc Minh với cái vô hạn “trúc Nam Sơn”, “nước Đông Hải”.

   + Sử dụng phép liệt kê tố cáo cụ thể, chi tiết tội ác của giặc.

   + Lời văn đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào, ấm ức.

Câu 4 (trang 23 sgk Văn 10 Tập 2):

a.Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tái hiện:

   + Đầy rẫy những khó khăn: đội quân khởi nghĩa thiếu nhân tài (Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu/ Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần/ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc; Trông người người càng vắng bóng), thiếu lương thực (lương hết mấy tuần), quân đội còn mỏng (quân không một đội) trong khi “quân thù đương mạnh”.

   + Tuy nhiên người lãnh đạo – người anh hùng Lê Lợi lạ có ý chí quyết tâm sắt đá, quyết không nản lòng dù khó khăn chồng chất khó khăn:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời;

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Xem thêm:  Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”

Nỗi lòng muốn phục hưng đất nước, giành lại chủ quyền luôn thường trực trong lòng người anh hùng ngay cả trong giấc ngủ:

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.

   + Sức mạnh đoàn kết và ý chí quyết tâm chính là vũ khí giúp quân khởi nghĩa giành chiến thắng trước kẻ thù hung bạo.

b.Bài cáo còn miêu tả toàn cảnh bức tranh cuộ khởi nghĩa Lam Sơn trong giai đoạn phản công thắng lợi:

   + Những trận đánh: Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động; Chiến dịch diệt chi viện của địch: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang. Mỗi trận đánh đều thu về những thắng lợi khác nhau, dần dần dành lại địa bàn, khiến tướng giặc và kẻ phản bội phải bỏ mạng, quân giặc tổn thất không đếm xuể.

   + Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập đặc sắc để khắc họa hai bức tranh tương phản, một bên là sự chiến thắng của quân khởi nghĩa và một bên là sự thất bại của kẻ thù:

– Khi miêu tả thế chiến thắng của ta Nguyễn Trãi sử dụng những động từ mạnh đi kèm với những hình ảnh giàu sức gợi như: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông,… Tác giả phóng chiếu dáng vẻ chiến thắng của quân ta sánh ngang với thiên nhiên kì vĩ lớn lao.

– Khi miêu tả sự thất bại của giặc tác giả sử dụng phép liệt kê với những hình ảnh cụ thể, chân thực (nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, bêu đầu, bỏ mạng, thất thế, cụt đầu, tử vong, tự vẫn) cùng với thủ pháp thậm xưng nói quá, hình ảnh giàu sức gợi (máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm, thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm), bằng những biện pháp nghệ thuật này sự khốn đốn, thảm hại của kẻ thù được phơi bày.

   + Tính chất hùng tráng của đoạn văn được thể hiện rõ nét bằng bút pháp anh hùng ca, xuyên suốt từ ngôn ngữ cho đến hình ảnh, nhịp điệu:

– Những hình ảnh phong phú, đa dạng giàu sức gợi, tính chất của trận đánh, hoạt động của con người được so sánh với sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên.

– Về mặt ngôn ngữ, các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển động dồn dập, dữ dội như bước hành quân của đoàn quân khởi nghĩa. Các tính từ giàu sức biểu cảm khắc họa hai bức tranh đối lập giữa quân ta và kẻ thù, thể hiện khí thế và đà chiến thắng của ta và sự đại bại của quân thù.

– Nhạc điệu của đoạn văn dồn dập, sảng khoái, bay bổng; âm thanh giòn giã, hào hùng.

Câu 5 (trang 23 sgk Văn 10 Tập 2):

   + Giọng văn đến đây chuyển sang một âm vực khác, từ hùng hồn, hào sảng chuyển sang trầm lắng, suy tư nhưng vẫn chan chứa niềm tự hào. Sự khác nhau này xuất phát từ mạch nội dung của bài cáo, tới đây tác giả tổng kết và suy ngẫm về thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa.

   + Trong lời tuyên bố nền độc lập, tác giả đã rút ra bài học lịch sử:

– Quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu năm 2021

– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ”, nhờ có chiến công trong quá khứ: “Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm”.

– Những bài học lịch sử này còn thiết thực, có giá trị tới tận hôm nay trong cuộc sống của chúng ta: có thành công thì cũng sẽ có thất bại, đó là quy luật tất yếu, chúng ta phải biết chấp nhận, kiên trì, quyết tâm vượt qua thất bại để có được thành công vững chắc bằng chính năng lực của mình; phải biết tôn trọng, học hỏi những người đi trước, ghi nhớ những kinh nghiệm có trong quá khứ.

Câu 6 (trang 23 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Đại cáo bình Ngô mang ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người, thể hiện ở việc tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa là mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân (yên dân), tác giả còn lên án gay gắt những hành động chà đạp cuộc sống, sinh mạng của con người.

b. Sự hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương ở Đại cáo bình Ngô:

   + Yếu tố chính luận:

– Kết cấu: bài cáo có kết cấu chặt chẽ, gồm 4 phần mỗi phần mang một nội dung rõ ràng làm sáng tỏ tư tưởng trung tâm.

– Lập luận: tác giả sử dụng những lập luận sắc bén, thuyết phục, có minh chứng cụ thể, rõ ràng, không thể bác bỏ.

– Từ ngữ: mỗi lần chuyển từ lập luận này sang lập luận khác đều có lời mở đầu, chuyển đoạn, thể hiện rõ ý mà tác giả sắp nói tới, kết nối các ý với nhau một cách khăng khít (từng nghe, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế).

   + Yếu tố văn chương:

– Từ ngữ: giàu tính hình tượng, gợi hình, gợi cảm, gợi âm thanh, mang sắc thái biểu cảm cao (sử dụng nhiều tính từ, động từ mạnh).

– Hình tượng: hình tượng người anh hùng được xây dựng với vẻ đẹp sánh ngang cùng đất trời, mang cảm hứng ngợi ca của tác giả, hình tượng này được miêu tả trong sự đối lập với hình ảnh thất bại ê chề của kẻ thù.

– Nghệ thuật sử dụng câu văn: câu văn dài ngắn linh hoạt đan xen nhau, sử dụng kiểu câu biền ngẫu sóng đôi.

– Nhịp điệu: linh hoạt, uyển chuyển.

Luyện tập:

Câu 1: Lập sơ đồ kết cấu của Đại cáo bình Ngô và phân tích tác dụng của nghệ thuật kết cấu đó.

Nhận xét – Ý nghĩa

1. Nội dung: Học sinh nắm được những nội dung tư tưởng dân tộc, nhân văn sâu sắc, mang tầm thời đại của tác giả.

2. Nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật chính luận với những lập luận, lý lẽ tài tình, sắc sảo của bài cáo, xứng đáng là tuyên ngôn độc lập, là “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu