Để đáp ứng được mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 9 ngắn nhất, dễ hiểu nhưng vẫn phải đầy đủ các ý chính, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.
Nội dung bài viết
– Phần 1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”: Kể về cuộc đời của Vũ Nương sau khi được gả về nhà chồng.
– Phần 2: “Qua năm sau đến trót đã qua rồi: Các tình huống, chi tiết về sự oan uổng của Vũ Nương
– Phần 3: Còn lại: Cuối cùng, Vũ Nương được giải oan trong và nhận được sự trân trọng và cảm thông từ mọi người.
Tóm tắt 2
Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Vũ Thị Thiết, một người vẫn được biết đến là nết na, xinh đẹp và thủy chung, Nàng được gả cho Trương Sinh. Tuy nhiên hạnh phúc vợ chồng chưa được bao lâu, thì chồng nàng bị bắt đi lính, bỏ lại nàng cùng mẹ già ở nhà. Sau một tuần, chồng ra đi xa nơi quê nhà, nàng sinh con, mẹ chồng vì thương nhớ con trai nên không bao lâu thì mất. Sau một năm, Trương Sinh trở về, vì tin vào lời nói của con mà không hỏi rõ ràng, mà sinh nghi ngờ về sự chung thủy và phẩm hạnh của Nàng. Không còn cách nào khác để chứng minh tấm lòng chung thủy, Nàng đã chọn cách gieo mình xuống sông và được Linh Phi cứu giúp cho ở lại cung điện dưới nước. Trong một hôm, khi Trương sinh ngồi trước đèn dầu, tự nhiên đứa con thấy cái bóng và chỉ lên trên tường đó là cha của mình. Giờ đây, chàng đã biết rằng việc mình vu oan cho vợ là sai.
Phan Lang, một người cùng làng của Vũ Nương không may gặp nạn và được Linh Phi báo ân vì ngày trước đã cứu Linh Phi. Tại cung điện, Phan Lang gặp Vũ Nương và nghe câu chuyện oan ức của Nàng. Sau khi quay được về làng, Phan Lang đã đem chuyện kể với Trương Sinh, Trương sinh đã lập đàn giải oan cho nàng, Vũ Nương được giải oan, nhưng không còn quay về nhân gian nữa.
Bố cục (xem mục I)
Hình ảnh Vũ Nương được miêu tả ở nhiều hoàn cảnh khác nhau:
– Trước khi lấy chồng: là một người con gái thùy mị, nết na lại có tư dung đức hạnh
– Trong mối quan hệ vợ chồng: giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra bất hòa
– Khi tiễn chồng đi lính : không dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm, chỉ mong chồng được bình yên trở về
– Đối với mẹ chồng: khi mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang, long bái thần phật, ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn mẹ già.Khi mẹ chồng mất, Nàng lo việc ma chay như cha mẹ đẻ mình.
– Khi bị chồng vu oan: Quyết chứng minh sự trong sạch và lòng chung thủy của mình bằng việc gieo mình xuống sông.
=> Ở mọi hoàn cảnh, Vũ Nương đều hiện lên với vẻ đẹp đức hạnh tốt đẹp: đảm đang, hiếu thảo, chu toàn mọi việc và giữ tấm lòng trong sạch.
Nguyên nhân Vũ Nương phải chịu nỗi oan ức là
– Do Trương Sinh, một người đàn ông hay nghi ngờ quá mức, nóng nảy, chưa xem xét mọi chuyện, không có lòng tin ở vợ mình và luôn độc đoán, không cho vợ cơ hội để giải thích
⇒ Sống trong xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ => Người phụ nữ không được tôn trọng về quyền được nói lên suy nghĩ tình cảm và có số phận bất hạnh như Vũ Nương.
Câu chuyện được dẫn dắt theo một trình tự logic, hấp dẫn và có kịch tính. Các chi tiết, tình huống được đặt đúng chỗ, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc về việc gợi mở câu chuyện, diễn biến câu chuyện, và kết thúc câu chuyện. Tác giả đã bỏ vào câu chuyện những điển cố, điển tích làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Lời thoại nhân vật, hợp lý toát lên được tính cách của từng nhân vật mà tác giả muốn khắc họa. Đặc biệt, nhân vật Vũ Nương, từ đầu đến cuối, những lời thoại của Nàng đều thể hiện một con người dịu dàng, chân thành và sâu sắc, tinh tế.
Một số yếu tố kì ảo trong chuyện là:
– Phan Lang nằm mơ thấy một người áo xanh
– Phan Lang và Vũ Nương gặp nhau ở dưới cung điện của Linh Phi
– Lập đàn giải oan và hình ảnh của Vũ Nương xuất hiện ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.”.
Việc đưa các yếu tổ kì ảo vào trong chuyện, nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả về cái kết tốt đẹp cho nhân vật. Đó cũng chính là lời nói thay cho những ước mơ chân chính của nhân dân về một xã hội công bằng và giàu lòng nhân ái.
Các bài viết liên quan: