Soạn bài Chơi chữ ngắn nhất


Soạn bài Chơi chữ

I. Thế nào là chơi chữ?

1: Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

– Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

2: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ

3: Tác dụng: Thầy bói mỉa mai châm biếm bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa, điều này tạo tiếng cười hài hước cho văn bản.

II. Các lối chơi chữ

(1)Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

(2)Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm “m” tới 14 lần ⇒ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

(3)Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá

– Mèo cái nói lái thành mái kèo ⇒ nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

(4)Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

      + Sầu riêng – danh từ – chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

Xem thêm:  Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam ngắn nhất

      + Sầu riêng – tính từ – chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 165 sgk Văn 7 Tập 1):

Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :

– Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.

– Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:

      + liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)

      + Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.

Câu 2 (trang 165 sgk Văn 7 Tập 1):

– Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.

      + Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả ⇒ thức ăn làm bằng chất liệt thịt.

      + Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.

      + Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.

– Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

      + Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp ⇒ thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.

      + Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.

      + Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.

Xem thêm:  Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Nước Đại Việt ta” là gì?

Câu 3 (trang 166 sgk Văn 7 Tập 1):

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:

Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

Câu 4 (trang 166 sgk Văn 7 Tập 1):

– Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

– khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.

– Xuất phát từ:

      + Thành ngữ : khổ tận cam lai

      + Nghĩa là : hết khổ đến sướng.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu