Soạn bài: Chí Phèo – Phần 2. Tác phẩm (siêu ngắn) | Myphamthucuc.vn

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Chí Phèo Phần 2 Tác phẩm siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.

Soạn bài: Chí Phèo. Phần 2. Tác phẩm – Bản 1

Bố cục

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

– Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

– Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Nội dung chính

   Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

– Cách mở đầu truyện độc đáo, ấn tượng với hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi trong đơn độc.

– Ý nghĩa của tiếng chửi:

+ Tiếng chửi thể hiện khát khao được giao tiếp với mọi người của Chí

+ Cách phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời, tâm trạng bất mãn vì bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người.

+ Sự cô đơn cùng cực, nỗi oán hận với những thế lực đã đẩy Chí vào con đường cùng, con đường tha hóa, lưu manh hóa.

Câu 2 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Việc gặp gỡ thị Nở có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo:

– Thị Nở: xấu xí, dở hơi, gia đình có mả hủi nên cả làng xa lánh, chê cười.

– Thị Nở là người đầu tiên và duy nhất đem lại cho Chí Phèo sự quan tâm và tình thương yêu chân thành.

– Nhờ bát cháo ấm áp tình thương của thị Nở, Chí Phèo từ tỉnh rượu đã tỉnh ngộ, từ con quỷ làng Vũ Đại trở lại làm người:

+ Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh rượu: cảm nhận được cuộc sống xung quanh.

+ Được thị Nở mang cho bát cháo hành: Chí Phèo ngạc nhiên, mắt ươn ướt rồi ăn ngon lành và thèm lương thiện, muốn xây dựng gia đình với thị Nở, muốn làm hòa với làng Vũ Đại.

=> Thị Nở vừa là ân nhân cảm hóa Chí Phèo, vừa gọi bản tính người trong Chí trở lại.

Câu 3 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

* Tâm trạng của Chí:

– Từ chỗ tưởng thị đùa, sửng sốt khi biết là thật.

– Ngửi thấy hơi cháo hành – chạy theo níu kéo – muốn ăn vạ.

– Càng uống rượu càng tỉnh – hắn khóc như trẻ con.

– Xách dao đi trả thù.

 * Hành động giết Bá Kiến rồi tự sát là hành động dữ dội, quyết liệt và đầy bất ngờ. Những tưởng hắn sẽ xách dao đến nhà bà cô thị Nở để “tính số”. Bất ngờ Chí đến nhà Bá Kiến, đến nhà kẻ thù thực sự của mình.

Câu 4 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

– Tính cách: Chí Phèo có tính cách đặc biệt, độc đáo, là con quỷ làng Vũ Đại, là kẻ chuyên ăn vạ đòi nợ thuê, lè nhè say khướt.

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Khắc họa qua ngoại hình: dữ tợn, hệt như quỷ dữ.

+ Khắc họa qua ngôn ngữ: tiếng chửi, lời nói.

+ Khắc họa qua hành động.

– Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật: tinh tế, sâu sắc, tâm lý phức tạp nhiều tầng bậc được Nam Cao thể hiện bằng ngòi bút hiện thực đỉnh cao.

=> Nhân vật hiện lên sống động, thật như một số phận ở ngoài đời.

=> Dù rất riêng, rất đặc sắc nhưng Chí Phèo lại mang tính đại diện cho một hạng người, một số phận người trong xã hội phong kiến nửa thực dân: đó là những người nông dân bị dồn vào đường cùng tha hoa, quằn quại trước bi kịch muốn được làm người.

Xem thêm:  Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên | Myphamthucuc.vn

Câu 5 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật đặc sắc:

– Truyện không được kể theo trình tự thời gian. Mở đầu truyện là tiếng chửi của Chí Phèo.

– Nhà văn có khả năng nhập vào các vai.

– Chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc.

– Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt.

– Giọng điệu đan xen lẫn nhau, ngôn ngữ trở nên đa thanh và sống động.

– Ngôn ngữ biến hóa, đan xen và hấp dẫn.

Câu 6 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tư tưởng nhân đạo, mới mẻ của Nam Cao:

– Nhà văn quan tâm đến nỗi đau bị tàn phá thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt quyền làm người của một bộ phận người nông dân

– Nam Cao phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã hoàn toàn mất đi nhân hình, nhân tính.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được nhiều người khẳng định là một tác phẩm kiệt xuất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại bởi:

+ Tác phẩm có giá trị tư tưởng (hiện thực và nhân đạo) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ.

+ Tác phẩm xuất sắc được thể hiện bằng nghệ thuật bậc thầy trong cách xây dựng nhân vật, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ. 

=> Chí Phèo xứng đáng là một tác phẩm lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Tóm tắt

      Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

      Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

Soạn bài: Chí Phèo. Phần 2. Tác phẩm – Bản 2

Tóm tắt

“Chí Phèo” là câu chuyện về cuộc đời bi kịch, về số phận bị đẩy đến bước đường tha hóa của nhân vật Chí Phèo – vốn là một anh nông dân hiền lành chất phác đã bị xã hội phong kiến thực dân nhào nặn thành con quỷ dữ. Cuối cùng, kết thúc cuộc đời, Chí Phèo vẫn không thể đòi lại quyền làm người, hắn chết trên ngưỡng cửa làm người trong đau đớn, xót xa.

Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến “không ai biết”): Sự xuất hiện của Chí Phèo thông qua tiếng chửi.

Phần 2 (tiếp theo đến “Không bảo người nhà đun nước, mau lên”): Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa.

Phần 3 (đoạn còn lại): Chí Phèo gặp thị Nở, thức tỉnh và cuối cùng giãy giụa trên ngưỡng cửa đòi quyền làm người.

Câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nam Cao vào truyện bằng cách miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo.

   + Tiếng chửi báo hiệu sự xuất hiện của một nhân vật không mấy tốt đẹp, tiếng chửi ấy báo hiệu hắn là một người bị cả đồng loại xa lánh, ruồng rẫy, một kẻ nát rượu, đáng sợ.

Câu 2 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Gặp gỡ thị Nở khiến Chí Phèo nhìn thấy cơ hội được trở lại con đường lương thiện. Gặp Thị Nở chính là chiếc phao cứu sinh duy nhất của đời hắn.

Xem thêm:  Dàn ý thuyết minh Phú sông Bạch Đằng lớp 10 (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

   + Tâm hồn Chí Phèo có nhiều thay đổi:

– Hắn, lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, biết sợ rượu.

– Hắn nghe thấy những thanh âm của cuộc đời tươi đẹp.

– Hắn biết mình có tuổi.

– Hắn nhận ra mình cũng có ước mơ, hắn nhớ về ngày xưa.

– Hắn muốn làm người lương thiện.

Câu 3 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối sống chung:

– Chí Phèo đầu tiên như thoáng ngửi thấy hơi cháo hành.

– Hẳn ngẩn ra rồi đến sửng sốt.

– Hắn kéo thị lại rồi muốn nằm ra ăn vạ nhưng lại thấy mình chưa thật say.

– Hắn uống cho say rồi muốn trả thù.

   + Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến, giết Bá Kiến bởi đó là lúc Chí Phèo nhận ra cuộc đời hắn vì đâu mà khổ, hắn phải đòi lại cái quyền làm người, quyền sống lương thiện.

Câu 4 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

   + Tính cách: Chí Phèo có tính cách đặc biệt, độc đáo, là con quỷ làng Vũ Đại, là kẻ chuyên ăn vạ đòi nợ thuê, lè nhè say khướt.

   + Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

– Khắc họa qua ngoại hình: dữ tợn, hệt như quỷ dữ.

– Khắc họa qua ngôn ngữ: tiếng chửi, lời nói.

– Khắc họa qua hành động.

   + Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật: tinh tế, sâu sắc, tâm lý phức tạp nhiều tầng bậc được Nam Cao thể hiện bằng ngòi bút hiện thực đỉnh cao.

⇒ Nhân vật hiện lên sống động, thật như một số phận ở ngoài đời.

⇒ Dù rất riêng, rất đặc sắc nhưng Chí Phèo lại mang tính đại diện cho một hạng người, một số phận người trong xã hội phong kiến nửa thực dân: đó là những người nông dân bị dồn vào đường cùng tha hoa, quằn quại trước bi kịch muốn được làm người.

Câu 5 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: lạnh lùng, trung lập, gọi nhân vật là hắn, tên, thị.

   + Ngôn ngữ của nhân vật đa dạng phong phú: độc thoại, đối thoại.

   + Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ của nhân vật có những lúc thay thế, chuyển hóa, hòa nhập vào nhau.

Câu 6 (trang 155 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tư tưởng của Nam Cao: Nói đến bi kịch bị tha hóa của người nông dân nhưng Nam Cao lại nhằm khẳng định cái đẹp đẽ, cái phẩm tính thiện trong nhân cách của họ, họ vẫn đấu tranh đến cùng trên con đường quay trở lại làm người, dù Chí Phèo là kẻ thất bại.

Luyện tập

Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao hết sức đúng đắn, nó thể hiện không chỉ tài năng mà còn là phẩm chất của người nghệ sĩ chân chính trong tác giả.

   + Quan điểm này khẳng định: Văn chương là địa hạt của sự sáng tạo, văn chương không cho phép sự lặp lại, bắt chước giản đơn.

Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Chí Phèo được coi là kiệt tác văn xuôi Việt Nam vì:

   + Nội dung đặc biệt, khai thác hình tượng người nông dân dưới góc nhìn riêng, mởi mẻ mà chưa một nhà văn nào trước và sau Nam Cao làm được.

→ Khẳng định bản tính lương thiện của người nông dân ngay trong khi họ bị vùi dập đến tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính.

   + Nghệ thuật biểu hiện độc đáo, mang đậm dấu ấn của phong cách nhà văn.

– Xây dựng nhân vật điển hình.

– Nghệ thuật trần thuật.

Ý nghĩa

Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Qua đó, nhà văn kết án đanh thép xã hội tàn bạo ấy, đồng thời thể hiện niềm thương cảm, lòng nhân đạo đối với số phận những người nông dân.

Chí Phèo cũng đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật điển hình, nghệ thuật trần thuật độc đáo.

Xem thêm:  Giải Toán 9: Bài 26 trang 53 SGK Toán 9 tập 2 | Myphamthucuc.vn

Soạn bài: Chí Phèo. Phần 2. Tác phẩm – Bản 3

Bố cục

3 phần

– Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi.

– Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người.

– Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Nội dung bài học

   Tác phẩm phơi bày hiện thực một bộ phận người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Thông qua tác phẩm, Nam Cao lên án chế độ xã hội tàn bạo và khẳng định đến cùng bản chất lương thiện của những người nông dân

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Cách vào truyện độc đáo: Miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo.

– Ý nghĩa tiếng chửi đầu truyện: Dự báo về sự xuất hiện của nhân vật không hề tốt đẹp, bị xa lánh

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Việc gặp gỡ Thị Nở đã làm Chí Phèo “tỉnh” su bao ngày “say”, Chí Phèo thức tỉnh, muốn sống một cuộc sống lương thiện với Thị Nở, muốn quay về làm một người lương thiện

– Những thay đổi diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo:

+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.

+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “ cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối:

+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình => đáng thương

+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ Hành động: Nắm lấy tay Thị => mong muốn nú kéo hạnh phúc

+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”

– Chí Phèo có hành động dữ dội (uống rượu, xạc dao đến nhà Bá Kiến rồi tự sát) bởi mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao trong xây dựng nhân vật:

+ Tính cách điển hình: Chí Phèo mang tính cách điển hình của một người nông dân bị tha hóa (từ hiền lành, lương thiện trở thành quái dị và méo mó)

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật: khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, ngôn ngữ và hành động

– Nghệ thuật phân tích tâm lí: tinh tế bằng ngòi bút hiện thực, đánh dấu được những bước chuyển tâm lí nhân vật

Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả: khách quan, trung lập, có lúc đan xen với lời nhân vật nhằm dễ dàng miêu tả, phân tích tâm lí

– Ngôn ngữ nhân vật đa dạng thông qua đối thoại và độc thoại

Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Tư tưởng nhân đạo Nam Cao: tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ

Luyện tập 

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Khẳng định tính đúng đắn của quan điểm về tài năng, phẩm chất của người nghệ sĩ

– Lí giải, bàn luận: Văn chương quan trọng cần yếu tố sáng tạo để tác phẩm mang dấu ấn cá nhân

– Chứng minh thông qua văn bản Chí Phèo hoặc một số tác phẩm khác của Nam Cao để tăng tính thuyết phục

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

– Khẳng định Chí Phèo được coi là kiệt tác văn xuôi Việt Nam bởi nội dung và nghệ thuật đặc sắc

– Phân tích, chứng minh:

+ Vấn đề văn bản khai thác trong một khía cạnh mới: khẳng dịnhđến cùng bản chát tốt đẹp của người nông đân

+ Nghệ thuật văn bản đặc sắc, miêu tả, phân tích diễn biến tâm lí tinh tế, sâu sắc…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập