Soạn bài Chí Phèo – Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất


Soạn bài Chí Phèo – Phần 2: Tác phẩm

Xem thêm Tóm tắt: Chí Phèo – Phần 2: Tác phẩm

Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi

– Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính

– Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh về ý thức bi kịch của cuộc đời Chí Phèo

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi

– Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo:

    + Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ, giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.

    + Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ nhưng thật ra rất tỉnh táo: anh ta đang mượn rượu để chửi đời.

    + Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí→đối tượng vì thế đã được xác định: cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.

    + Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí

Câu 2 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Việc gặp gỡ Thị Nở đã giúp Chí Phèo thức tỉnh

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

    +Thị Nở: xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng, nghèo lại là con nhà mả hủi

    + Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trong đêm trăng đã thay đổi cuộc đời đen tối của Chí

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Văn tả người ngắn nhất

    + Lòng yêu thương, mộc mạc chân thành của người đàn bà ấy đã khiến bản chất lương thiện bị vùi dập bấy lâu của Chí có cơ hội hồi sinh

    + Sáng hôm sau Chí tức dậy muộn, tỉnh rượu, Chí thấy bâng khuâng buồn

    + Bỗng Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc

    + Bát cháo hành là hương vị đầu tiên của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà Chí được hưởng

     → Ngòi bút tài tình của Nam Cao đã nhìn thấy bản chất lương thiện ẩn sâu trong lớp vỏ quỷ dữ của Chí Phèo. Khi có tình người chạm tới nó sẽ thức tỉnh, qua đó Nam Cao đã khẳng định niềm tin sâu sắc vào con người

Câu3 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Tâm trạng Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống

    + nguyên nhân: định kiến xã hội, bà cô thị không đồng ý

    +đến một con người như thị mà Chí cũng không được phép yêu

    → có thể nói trong cái xã hội ấy Chí đã hoàn toàn bị vứt bỏ, Chí rơi và bi kịch đau đớn khi nhận ra mình không trở trở về cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện được nữa

– Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngời: uống rượu, xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát:

    + Chí đến đòi lương thiện

    + với Chí những khao khát cuộc sống lương thiện lúc này còn quan trọng hơn tính mạng và Chí giết Bá Kiến rồi tự sát

    + Cái chết của Chí Phèo mang tính tố cáo xã hội không những đẩy con người vào bước đường tha hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ đi tới cái chết

Xem thêm:  Thuyết minh về đồ dùng học tập, sinh hoạt năm 2021

    + ở đây ta còn thấy cảm quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thực trạng mâu thuẫn xung đột ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh

    → Chí Phèo điểm hình cho những gì tủi khổ nhất của người nông dân nhưng ở họ vãn lấp lánh ánh sáng lương thiện

Câu 4 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Chí Phèo, Bá Kiến là những nhân vật điển hình cho : cái chung và cái riêng, cái độc đáo và khái quát, cái quen và cái lạ..

– Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội tẩy chay

    + Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng Chí, Chí vác dao đến nhà Thị Nở nhưng cuối cùng đứng trước ngõ nhà Bá Kiến)

    + Hành động theo lôgic ý nhân vật chứ không theo ý muốn chủ quan của nhà văn: hành động giết Bá Kiến

Câu 5 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ

– Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

– Giọng điệu trần thuật biến hóa đa dạng có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 6 (trang 155 sgk Văn 11 Tập 1):

– Tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã hủy hoại nhân hình, cướp đi nhân tính của người dân lương thiện.

– Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về tình bạn năm 2022

Luyện tập

Bài 1 (trang 156 sgk Văn 11 Tập 1):

– Quan điểm nghệ thuật trên đã gửi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của Nam Cao về nghề văn và sứ mệnh của người cầm bút chân chính

– Ông khẳng định bản chất của văn chương là sáng tạo, bởi thế nó không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi.

– Cho nên văn chương đặt ra những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương:Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có

Bài 2 (trang 156 sgk Văn 11 Tập 1):

     Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được coi làm một kiệt tác của nền văn chương hiện đại vì:

– Về nội dung:

    + Qua truyện ngắn Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy và tình trạng lưu manh hóa.

    + Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác tâm hồn của người nông dân lương thiện đồng thời khẳng định bản chất lương thiện ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình lẫn nhân tính

– Về nghệ thuật

    +Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn

    +Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật

    +Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ

    +Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống

    +Giọng văn biến hóa đa dạng

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu